Chuyển người lao động từ công ty này sang công ty khác

0
1292

 

Nhưng vì muốn bảo vệ quyền lợi cũng như thâm
niên của nhân viên làm việc tại cty, thì tôi nên làm thế nào cho đúng để quyền lợi nhân viên vẫn
đảm bảo?



Tóm tắt câu hỏi:

Xin nhờ V-Law tư vấn cho tôi về trường hợp sau: Do
Công ty trước đây là Công ty Cổ Phần và sau này mới thành lập thêm Công ty TNHH , nhưng vì cần
cân đối số lượng nhân viên giữa 2 công ty nên phải chuyển 1 số nhân viên từ công ty CP sang
công ty TNHH. Vậy làm chấm dứt hợp đồng của nhân viên với công ty CP và  làm hợp đồng lao động
mới với cty TNHH. Nhưng vì muốn bảo vệ quyền lợi cũng như thâm niên của nhân viên làm việc tại cty,
thì tôi nên làm thế nào cho đúng để quyền lợi nhân viên vẫn đảm
bảo?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng
tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Bản chất hai công ty TNHH và công ty cổ phần là tư cách pháp
nhân khác nhau, mặc dù chung chủ sở hữu nhưng việc hợp đồng lao động thể hiện sự khác nhau trong
công ty.

Việc công ty bạn chấm dứt hợp đồng lao động của công ty này
và chuyển sang công ty khác thì hợp đồng sẽ bắt đầu mới lại từ đầu. Còn các vấn đề về thâm niên
không được đảm bảo.

Theo quy định của Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì chỉ có việc
điểu động người lao động trong phạm vi nội bộ công ty mới có thể đảm bảo được các chế độ về quyền
lợi, thâm niên cho người lao động.

Điều 8. Tạm thời
chuyển người lao động làm công việc khác

Người sử dụng lao động tạm thời chuyển người lao động làm
công việc khác so với hợp đồng lao động tại Khoản 1 Điều 31 của Bộ luật Lao động được quy định như
sau:

1. Người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển
người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong các trường hợp
sau:

a) Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh;

b) Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp;

c) Sự cố điện, nước;

d) Do nhu cầu sản xuất, kinh
doanh.


1900.6198

2. Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy
của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời
chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

3. Người sử dụng lao động đã tạm thời chuyển người lao
động làm công việc khác so với hợp đồng lao động đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, nếu
tiếp tục phải tạm thời chuyển người lao động đó làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì
phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản.

4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc
khác so với hợp đồng lao động quy định tại Khoản 3 Điều này mà phải ngừng việc thì người sử dụng
lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao
động.

Như vậy, chấm dứt hợp đồng lao động được coi như không còn sự
ràng buộc với công ty mới vì bản chất mô hình công ty khác nhau. Tuy nhiên, người lao động đó cũng
được xem xét hưởng phụ cấp, trợ cấp theo quy định.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn
phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên
quan đến sự việc bạn có thể liên hệ
 
1900.6198

để
được giải đáp.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây