Cách thức giải quyết hợp đồng lao động vô hiệu từng phần

0
1273
Khi hợp đồng lao động vô hiệu một phần thì
được giải quyết như thế nào theo quy định của pháp luật?



Tóm tắt câu hỏi:

Luật sư cho tôi tư vấn về việc công ty cấm tôi tham gia hoạt
động công đoàn ở công ty. Tuy nhiên khi tôi có khiếu nại thì ban giám đốc công ty không có trả lời,
theo tìm hiểu pháp luật của tôi thì trường hợp này là hợp đồng lao động của tôi đã vô hiệu. Mong
luật sư giúp tôi về việc giải quyết vấn đề này, xin cám ơn!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Khoản 1, Điều 50 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về hợp
đồng lao động vô hiệu như sau:

“1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các
trường hợp sau đây:

a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động trái pháp
luật;

b) Người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm
quyền;

c) Công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động
là công việc bị pháp luật cấm;

d) Nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền
thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.”

Đối chiếu với quy định này, trường hợp của bạn thuộc quy định
tại Điểm d, Khoản 1, Điều 50. Do đó, hợp đồng lao động của bạn đã bị vô hiệu một phần, cụ thể vô
hiệu tại nội dung quy định việc bạn không được quyền tham gia hoạt động công
đoàn.

Về việc xử lý đối với hợp đồng vô hiệu này, pháp luật đã quy
định cụ thể tại Điều 10, Nghị định 44/2013/NĐ-CP:

“Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần

1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu từng phần, người sử dụng lao động và người lao động
phải sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết
hợp đồng lao động mới theo quy định của pháp luật.

2. Trong thời gian từ khi tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu
từng phần đến khi hai bên sửa đổi, bổ sung phần nội dung bị tuyên bố vô hiệu thì quyền và lợi ích
của người lao động được giải quyết theo quy định của nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể
(nếu có) và quy định của pháp luật về lao động.
Hợp đồng lao động vô hiệu có tiền lương thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, nội quy
lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì hai bên thỏa thuận lại theo quy định tại Khoản
1 Điều này. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn trả phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa
thuận với tiền lương trong hợp đồng lao động vô hiệu theo thời gian thực tế làm việc của người lao
động nhưng tối đa không quá 12 tháng.”

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn
phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên
quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật
sư:
 1900.6190

để được giải
đáp.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây