Các chế độ được hưởng do tai nạn lao động

0
1242

Tai nạn từ trên đường đi làm về nhà có phải tai nạn lao động? Người
lao động được bồi thường, chế độ bảo hiểm tai nạn lao động thế nào?


Tóm tắt câu hỏi:

Công ty em có 1 trường hợp bạn này đang trên đường đi làm về thì bị 1 người đi xe máy cố tình đâm vào em (hoàn toàn do lỗi của bên kia), làm em bị bị gãy chân, gãy tay, tỉ lệ
thương tật được xác định là 51%. Luật sư cho em hỏi trong trường hợp này có được coi là bị tai nạn lao động trong thời gian làm việc không? Nếu phải thì em được những khoản trợ cấp hay bồi thường như thế nào từ công ty. Em đã tham gia bảo hiểm xã hội được 5 năm thì em có được hưởng thêm chế độ bảo hiểm tai nạn lao động nữa không?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực
tuyến của Công ty LUẬT V-LAW. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

  • Đây có phải tai nạn lao động không?

Theo quy định tại Nghị định 45/2013/NĐ-CP Nghị định quy định quy định
chi tiết một số điều của bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động:

“Điều 12. Tai nạn lao động và sự cố nghiêm trọng

1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca,
ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.

2. Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở.

3. Tai nạn lao động được phân loại như sau:

a) Tai nạn lao động chết người;

b) Tai nạn lao động nặng;

c) Tai nạn lao động nhẹ.

4. Sự cố nghiêm trọng là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động (không bao gồm tai nạn lao động) gây thiệt hại lớn về tài sản của người lao động, người sử dụng lao động.”

Trong trường hợp của bạn vì xảy ra trong thời gian bạn đi làm về từ nơi làm việc về nơi ở, nếu trong thời gian được xác định hợp lý là thời gian đi làm về thì đây là trường hợp là tai nạn lao động và bạn sẽ được người sử dụng lao động bồi thường.

  • Về vấn đề mức bồi thường của người sử dụng lao động hoàn toàn do lỗi của người lao động nên bạn sẽ được người sử dụng lao động bồi thường theo mức theo khoản 3 Điều 145 Bộ luật lao động 2012:

“3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động
bồi thường với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương
theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn
lao động.”

Tương ứng với quy định của pháp luật về mức bồi thường tai nạn lao động và tỉ lệ thương tật của bạn là 51% nên bạn sẽ được người sử dụng lao động bồi thường tổng cộng sẽ là
17,9 tháng lương theo hợp đồng lao động.

  • Về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động

Do bạn đã tham gia bảo hiểm xã hội nên trường hợp tai nạn lao động thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp tai nạn lao động. Vì tỉ lệ thương tật được xác định là 51 % (>31%) nên bạn
được hưởng chế độ bảo hiểm trợ cấp hằng tháng theo Điều 47 Luật bảo hiểm xã hội
2014:

Điều 47. Trợ cấp hằng tháng

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được
tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Như vậy, với tỉ lệ thương tật là 51% thì bạn sẽ được hưởng trợ câp hằng tháng là 70% mức lương cơ sở. Ngoài ra, với 5 năm đóng bảo hiểm xã hội thì bạn sẽ được hưởng thêm
một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội là  0.5%+0.3%x5= 1.8% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ  1900.6198  để được giải đáp.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây