Áp dụng hình phạt tù khi chủ sử dụng lao động sa thải lao động vì lý do sinh con

0
1318
Chủ sử dụng lao động sa thải lao động vì lý do sinh con có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Quy định mới của Bộ luật hình sự 2015.

Luật sư tư vấn:

Theo quy định của Bộ luật lao động về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ:

Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động”

Như vậy, sa thải lao động nữ vì lý do sinh con là điều cấm của pháp luật. Nếu có hành vi sa thải người lao động vì lý do này mà dẫn đến hậu quả nghiêm trọng thì người sử dụng lao động có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 162 Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực từ 1/7/2016:

“Điều 162. Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây làm cho người bị thôi việc, người bị sa thải hoặc gia đình họ lâm vào tình trạng khó khăn hoặc dẫn đến đình công, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức;

b) Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;

c) Cưỡng ép, đe dọa buộc người lao động, công chức, viên chức phải thôi việc.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

c) Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

d) Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Theo đó, các yếu tố cấu thành tội sa thải người lao động trái pháp luật:

Chủ thể hành vi: Cá nhân, chủ sử dụng lao động có hành vi sa thải người lao động trái pháp luật.

Hành vi khách quan: Cá nhân có hành vi sa thải người lao động vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác như:

– Vụ lợi là hành vi của cá nhân khi làm một việc trái với quy định vì lợi ích vật chất, làm để có tiền, tài sản.

– Động cơ khác là hành động vì lợi ích phi vật chất, làm để thị uy, lấy oai, trả thù, trả ơn hoặc để có danh tiếng, danh vọng… chỉ vì danh, vì lợi ích cá nhân mà làm những hành vi đó.

Hậu quả của hành vi của hành vi sa thải người lao động trái pháp luật: Người bị sa thải vì lý do sinh con mà gây ra hậu quản là bản thân họ hoặc gia đình họ lâm vào tình trạng khó khăn như không có điều kiện để trả nợ, gây nợ nần hoặc dẫn đến đình công cho công ty.

Theo đó, người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây làm cho người bị thôi việc, người bị sa thải hoặc gia đình họ lâm vào tình trạng khó khăn hoặc dẫn đến đình công, thì bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm

– Sa thải trái pháp luật đối với người lao động.

– Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức.

– Cưỡng ép, đe dọa buộc người lao động, công chức, viên chức phải thôi việc.

Bị phạt tiền từ 100 – 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Đối với 02 người trở lên.

– Đối với phụ nữ mà biết là có thai.

– Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

– Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát.

Đồng thời, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, so với Điều 128 của Bộ luật Hình sự 1999  thì nội dung của Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015  được quy định một cách chi tiết và rõ ràng hơn.

Quy định này sẽ được áp dụng từ 01/07/2016, lao động nữ cần lưu ý để đảm bảo quyền lợi cho bên mình trong quan hệ lao động mà mình tham gia.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Trân trọng cám ơn! 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây