Bí mật kinh doanh và quyền người lao động

0
1660

Bí mật kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng trong xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Do đó, nhiều doanh nghiệp lo ngại bí mật kinh doanh sẽ bị lộ ra ngoài, đặc biệt lọt vào tay đối thủ cạnh tranh sau khi người lao động chuyển sang doanh nghiệp đối thủ.

Bài tư vấn pháp luật lao động được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

– Bí mật kinh doanh không được bảo vệ trong luật

Vấn đề bảo vệ bí mật kinh doanh như thế nào trước các đối thủ sau khi người lao động nghỉ việc vẫn làm đau đầu các doanh nghiệp. Thay vào đó, giữa doanh nghiệp sử dụng lao động và người lao động sẽ có bản thỏa thuận không cạnh tranh. Trong đó người lao động cam kết không làm việc cho đối thủ cạnh tranh, hoặc thành lập công ty khác hoạt động trong lĩnh vực tương tự, sau khi quan hệ lao động giữa 2 bên chấm dứt. Tuy nhiên, đó chỉ là thỏa thuận giữa các bên nhưng không được luật hóa, không có chế tài.

Vấn đề này có phạm vi quá rộng, nếu luật hóa, thỏa thuận không cạnh tranh sẽ trở thành lệnh cấm làm việc tuyệt đối đối với người lao động nếu nghỉ việc, khiến họ bị ràng buộc và lệ thuộc vào công ty hiện tại, xâm phạm vào quyền làm việc và nuôi sống bản thân của người lao động.

– Doanh nghiệp sử dụng người lao động tự thỏa thuận giữ bí mật kinh doanh

Các doanh nghiệp vẫn có nhiều cách để kiểm soát vấn đề bí mật kinh doanh với quyền làm việc của người lao động. Phổ biến hiện nay vẫn là các bản thỏa thuận không cạnh tranh giữa doanh nghiệp và người lao động, được xác lập ngay từ khi bắt đầu ký kết hợp đồng giữa 2 bên.

Nội dung thỏa thuận này bao gồm nghĩa vụ đối ứng giữa 2 bên, người lao động nhận được lợi ích từ việc cam kết không cạnh tranh từ phía doanh nghiệp. Trong khi phía doanh nghiệp sẽ đưa ra các điều kiện ràng buộc của mình, sử dụng phương thức này để bảo vệ thông tin bí mật kinh doanh.

Như vậy, ở đây là việc hài hòa lợi ích giữa các bên, làm sao để vừa có thể bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người sử dụng lao động, vừa phải bảo vệ, bảo đảm quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, nơi làm việc của người lao động.

Nên đưa ra các tiêu chí để xác định thế nào là người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ.

Bởi điều này sẽ giúp người lao động tránh bị người sử dụng lao động gây khó khăn hay ràng buộc. Ngoài ra, cần phải quy định rõ ràng giới hạn về thời gian, phạm vi không gian bảo mật và những trường hợp người lao động không phải thực hiện cam kết bảo mật.

Theo đó, nên có quy định doanh nghiệp phải trả cho người lao động một khoản tiền, nếu trong hợp đồng lao động có điều khoản người lao động không được làm việc cho đối thủ cạnh tranh trong khoảng thời gian nhất định sau khi chấm dứt quan hệ lao động. Bởi đây được xem như khoản bù đắp cho việc người lao động đã bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người sử dụng mà bị hạn chế quyền lựa chọn nơi làm việc của mình.

– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, Email: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây