Trang chủ Nội quy lao động Công đoàn Tổ chức công đoàn có đặc điểm và chức năng như thế...

Tổ chức công đoàn có đặc điểm và chức năng như thế nào?

công đoàn, khái niệm công đoàn, chức năng của công đoàn, cơ cấu tổ chức của công đoàn, vai trò của công đoàn, người lao động, người sử dụng lao động

0
4633

Tổ chức công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam (gọi chung là người lao động) tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam; là trường học chủ nghĩa xã hội của người lao động.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Hồ Thị Ngọc Ánh – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Khái niệm về công đoàn

Khái niệm Công đoàn được định nghĩa ở Điều 1 Luật Công đoàn năm 2012 và được Hiến pháp 2013 quy định tại Điều 10 như sau: “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Như vậy, Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, là một tổ chức quần chúng rộng lớn nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Công đoàn xuất hiện khi giới công nhân biết ý thức về sức mạnh tập thể và biết chăm lo bảo vệ quyền lợi cho chính mình. Công đoàn phát triển theo sự lớn mạnh của giai cấp công nhân. Chính trong sự phát triển đó, sinh hoạt công đoàn cũng được thúc đẩy và dần chiếm được vị trí quan trọng trong hệ thống các tổ chức xã hội, cũng như trong đời sống của người lao động. Từ chỗ chỉ được thừa nhận trong phạm vi hẹp, ngày nay công đoàn đã được thừa nhận trong phạm vi toàn xã hội.

Vai trò của tổ chức công đoàn

Trong lĩnh vực chính trị: Công đoàn có vai trò to lớn trong việc góp phần xây dựng và nâng cao hiệu quả của hệ thống chính trị – xã hội xã hội chủ nghĩa. Tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực thi pháp luật và để Nhà nước thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Để đảm bảo sự ổn định về chính trị.

Trong lĩnh vực kinh tế: Công đoàn tham gia xây dựng hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế nhằm xoá bỏ quan liêu, bao cấp, củng cố nguyên tắc tập trung trên cơ sở mở rộng dân chủ. Góp phần củng cố những thành tựu kinh tế văn hoá và khoa học kỹ thuật đã đạt được trong những năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành phần kinh tế trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển có lợi cho quốc kế dân sinh. Đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, từng bước đưa kinh tế tri thức vào Việt Nam, góp phần nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới. Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc đẩy mạnh hoạt động của các thành phần kinh tế vẫn đảm bảo cho kinh tế quốc doanh giữ vị trí then chốt, đóng vai trò chủ đạo.

Trong lĩnh vực văn hoá – tư tưởng: Trong nền kinh tế nhiều thành phần Công đoàn phát huy vai trò của mình trong việc giáo dục công nhân, viên chức và lao động nâng cao lập trường giai cấp, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động, phát huy những giá trị cao đẹp, truyền thống văn hoá dân tộc và tiếp thu những thành tựu tiên tiến của văn minh nhân loại góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

Trong lĩnh vực xã hội: Công đoàn có vai trò trong tham gia xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, không ngừng nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, tính tổ chức kỷ luật, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, có nhãn quan chính trị, thực sự là lực lượng nòng cốt của khối liên minh công – nông – trí thức, làm nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân, là cơ sở vững chắc đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng và tăng cường sức mạnh của Nhà nước.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Chức năng của công đoàn

Chức năng của Công đoàn được hiểu là những phương diện hoạt động chủ yếu của Công đoàn. Với vị trí vai trò của Công đoàn, có thể xác định chức năng của Công đoàn bao gồm:

Chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. Đây là chức năng cơ bản, quan trọng hàng đầu của tổ chức công đoàn bởi đây là tổ chức của người lao động.

Chức năng tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội. Công đoàn tham gia cùng với nhà nước trong việc xây dựng chương trình phát triển kinh tế – xã hội, cơ chế, chủ trương, chính sách liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động.

Chức năng giáo dục, Giáo dục của Công đoàn là làm cho người lao động nhận thức được trách nhiệm của mình, nâng cao ý thức và trình độ nghề nghiệp, phổ biến kiến thức pháp luật cũng như kỷ luật lao động.

Cơ cấu tổ chức của công đoàn

Cũng giống như các tổ chức khác, Công đoàn Việt Nam cũng có cơ cấu tổ chức riêng, có tôn chỉ, mục đích, điều lệ hoạt động riêng. Điều 7 Luật Công đoàn năm 2012 quy định hệ thống tổ chức Công đoàn gồm có: Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Công đoàn các cấp theo quy định của điều lệ Công đoàn Việt Nam. Tại điều 9 của Điều lệ Công đoàn Việt Nam quy định chi tiết tổ chức Công đoàn gốm 04 cấp: (i) Cấp trung ương: Tổng liên đoàn lao động Việt Nam; (ii) Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Công đoàn ngành trung ương và tương đương ( gọi chung là Liên đoàn lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương); (iii) Liên đoàn lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Công đoàn ngành địa phương, Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, Công đoàn tổng công ty và một Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đặc thù khác ( gọi là Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở); (iv) Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn ( gọi chung là Công đoàn cơ sở).

Như vậy, có thể thấy thấy rằng, Công đoàn Việt Nam hiện nay được tổ chức thành 04 cấp và được phân chia theo địa giới hành chính. Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam cũng thừa nhận có sự tồn tại của Công đoàn các ngành nghề ở trung ương và địa phương như Công đoàn ngành xây dựng, Công đoàn ngành nông nghiệp.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

Không bình luận