Tính hợp pháp của quyết định sa thải người lao động

0
1486
Tính hợp pháp của quyết định sa thải người lao động. Người lao động đi làm muộn, Công ty có quyền ra quyết định sa thải không?


Tóm tắt câu hỏi:

Tôi kí hợp đồng không xác định thời hạn với Công ty X vào tháng 2/2008 làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình thực hiện hợp đồng tôi có tạm hoãn 6 tháng để đi chữa bệnh từ ngày 23/8/2009. Hết thời hạn tạm hoãn tôi có quay trở lại làm việc. Tuy nhiên công ty đã không bố trí được công việc cho tôi với lý do trong thời gian tôi tạm hoãn công ty đã có thỏa thuận thay đổi về quy trình sản xuất sản phẩm đối với đối tác dự án. Công
ty đề nghị tôi đi học nghề để tiếp tục làm việc nhưng tôi không đồng ý. Vừa rồi công ty ra quyết định chuyển tôi ra làm việc tại trụ sở chính của công ty tại Hà Nội. Làm việc được 2 tuần tại Hà Nội vì khó khăn tại chỗ làm việc mới nên tôi có đi làm muộn một số lần. Ngày 23/12/2015, Giám đốc công ty ra quyết định sa thải tôi với lý do tôi có thái độ không hợp tác, thường xuyên đi làm muộn. Công ty có nói với tôi rằng quyết định sa thải tôi của công ty đã có sự chấp thuận của Công đoàn cơ sở và trong tháng 10/2015, tôi đã tự ý nghỉ việc không có lý do tới 10 ngày. Công ty có gửi giấy triệu tập 3 lần yêu cầu tôi đến để xử lý kỉ luật nhưng tôi không tới. Xin hỏi: Quyết định sa thải tôi của công ty X có hợp pháp không (về cả nội dung và thủ tục sa thải)? Vì sao?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Về nội dung sa thải:

Căn cứ xử lý kỉ luật lao động là cơ sở mang tính pháp lí mà dựa vào đó Người sử dụng lao động (NSDLĐ) quyết định xử lý hay không xử lý kỉ luật đối với người lao động (NLĐ). Cơ sở để xử lý kỉ luật lao động đối với NLĐ cần có hai căn cứ đó là: hành vi vi phạm kỉ luật lao động và lỗi của người vi phạm.

Thứ nhất, hành vi vi phạm kỉ luật lao động.

Hành vi vi phạm kỉ luật lao động là hành vi của NLĐ vi phạm các nghĩa vụ lao động đã được quy định trong nội quy lao động của đơn vị. Ở đây, bạn đã có hành vi vi phạm nghĩa vụ lao động đó là thường xuyên đi làm muộn, hơn nữa lại tự ý nghỉ việc. Như vậy, có thể hiểu ở đây nội quy lao động của công ty X quy định phải chấp hành các quy định về thời gian làm việc nhưng bạn vẫn không tuân thủ. Bạn đã có hành vi vi phạm nghĩa vụ lao động mà công ty đã quy định trong nội quy lao động của công ty.

Thứ hai, lỗi của người vi phạm.

Điểm a khoản 1 Điều 123 Bộ luật Lao động đã quy định khi tiến hành xử lý kỉ luật lao động, “NSDLĐ phải chứng minh được lỗi của NLĐ“. Do vậy, thiếu yếu tố lỗi của NLĐ khi vi phạm kỉ luật lao động thì NSDLĐ không thể tiến hành xử lí kỉ luật lao động với họ. Lỗi trong vi phạm kỉ luật lao động bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trong trường hợp này, bạn đã thực hiện hành vi vi phạm nghĩa vụ lao động với lỗi cố ý mà cụ thể là cố ý trực tiếp. Ở đây, bạn (người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ) đã nhận thấy trước được hậu quả của hành vi đi làm muộn và đặc biệt là hành vi tự ý nghỉ việc của mình là hành vi vi phạm nội quy lao động của công ty có thể sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của công ty nhưng bạn vẫn thực hiện hành vi đó. Hơn nữa, bạn đã  làm việc tại công ty trong một khoảng thời gian khá dài vì vậy bạn hoàn toàn có thể nhận thức được hậu quả của hành vi của mình.Như vậy, từ hai căn cứ trên, công ty X hoàn toàn có quyền tiến hành xử lý kỉ luật đối với bạn.

Việc xử lý kỉ luật lao động đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động được quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động. Theo đó, người có hành vi vi phạm kỉ luật lao động sẽ bị xử lý theo một trong ba hình tức xử lý kỉ luật lao động sau đây:

  • Khiển trách;
  • Káo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc cách chức:
  • Sa thải

Trong trường hợp trên, công ty X đã đưa ra quyết định sa thải đối với bạn. Theo quy định của pháp luật, hình thức kỉ luật sa thải chỉ được áp dụng trong trường hợp quy định tại Điều 126 Bộ luật Lao động năm 2012. Trong trường hợp trên, vào tháng 10/2015, bạn đã tự ý nghỉ việc tổng số tới 10 ngày. Theo quy định tại khoản 3 Điều 126 Bộ luật Lao động thì một trong những trường hợp NLĐ bị áp dụng hình thức kỉ luật sa thải là khi:” Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm:
thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động”.
Trong trường hợp này bạn đã nghỉ 10 ngày làm việc mà không có lí do chính đáng. Hành vi vi phạm kỉ luật lao động của bạn thỏa mãn quy định trên vì vậy công ty X hoàn toàn có thể áp dụng hình thức kỉ luật sa thải đối với bạn.

Thẩm quyền ra quyết định xử lí kỉ luật.
Thẩm quyền xử lí kỉ luật lao động là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ trong việc xử lí kỉ luật đối với NLĐ vi phạm kỉ luật lao động, do pháp luật quy định. Theo quy định hiện hành thì người có thẩm quyền xử lí vi phạm kỉ luật lao động là NSDLĐ. Trong trường hợp này, người ra quyết định sa thải bạn là Giám đốc công ty X. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì (các Điều 116, 118 và 119) thì ở đây việc Giám đốc công ty X ra quyết định sa thải anh K là đúng thẩm quyền.
Thủ tục tiến hành xử lí kỉ luật lao động.
Thủ tục tiến hành xử lí kỉ luật lao động là trình tự, cách thức do Nhà nước quy định mà khi xử lí kỉ luật lao động, NSDLĐ phải tuân theo. Theo quy định tại khoản 1 Điều 123 Bộ luật Lao động thì thủ tục xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

 b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

 c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.”

Như đã chứng minh ở trên thì lỗi của bạn ở đây là lỗi cố ý trực tiếp.Trong tình huống này, công ty X cũng đã mở phiên họp kỉ luật lao động đối với bạn và có sự có mặt của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở nhưng bạn lại không có mặt trong phiên họp này.Tuy nhiên, công ti X đã có gửi giấy triệu tập yêu cầu bạn đến họp kỉ luật nhưng bạn lại không đến. Như vậy, trong trường hợp này, công ti X đã mời bạn đến phiên họp để bạn có thể bảo vệ lợi ích
chính đáng của mình nhưng bạn đã không đến như vậy bạn đã tự khước từ quyền lợi này của mình. Thủ tục xử lí kỉ luật lao động của công ty X đối với bạn là hoàn toàn hợp pháp. Quyết định sa thải bạn của công ty X là hợp pháp.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây