Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra lao động

0
1397
Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của thanh
tra lao động. Thanh tra lao động có nhiệm vụ gì? Quyền hạn thanh tra lao động như thế
nào?


 

Thanh tra lao động là gì?

Thanh tra lao động là hoạt động xem xét, đánh giá và xử lí việc thực hiện
theo pháp luật lao động của tổ chức cá nhân do cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực lao động thực
hiện theo trình tự mà pháp luật quy định nhằm phục vụ cho hoạt động quản lí, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của các chủ thể lao động và tổ chức cá nhân khác.

Nhiệm vụ của thanh tra lao động:

Theo quy định tại chương XVI Bộ luật lao động 2012 có quy định về thanh tra
lao động. Theo đó.

“Điều 237. Nhiệm vụ thanh tra nhà nước về lao
động

Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Thanh tra Sở Lao động –
Thương binh và Xã hội có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

1. Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao
động;

2. Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh
lao động;

3. Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về
điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động;

4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp
luật;

5. Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý
các vi phạm pháp luật về lao động.”

Điều này quy định về nhiệm vụ của thanh tra lao động. Theo đó, thanh
tra lao động có các nhiệm vụ: thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật; điều tra tai nạn lao
động, giải quyết khiếu nại tố cáo…

“Điều 238. Thanh tra lao động

1. Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Thanh tra Sở Lao động
– Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao
động.

2. Việc thanh tra an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực:
phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ,
đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang do các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực
đó thực hiện với sự phối hợp của thanh tra chuyên ngành về lao động
.”

Điều này ghi nhận về đối tượng tiến hành thanh tra lao động và việc thanh
tra lao động trong một số lĩnh vực đặc thù.

Ngoài ra, tại Nghị định 39/2013/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của
thanh tra nghành lao động. Theo đó, tại các Điều 20, 21, 22 của nghị định này quy định về các hoạt
động thanh tra như là thanh tra hành chính, thanh tra chuyên nghành; hoạt động giải quyết khiếu
nại, tố cáo; hoạt động phòng chống tham nhũng…

Trên đây là một số quy định của pháp luật về thanh tra lao động nhằm đảm bảo
tối đa việc thực hiện các quy định pháp luật về lao động.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây