Các phương thức giải quyết tranh chấp lao
động. Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án, hòa giải, thương lượng, công
đoàn…
Tranh chấp lao động là gì?
trong quan hệ lao động. Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động
với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng
lao động.
Các phương thức giải quyết tranh chấp lao
động:
*Hòa giải viên lao động
– Là cán bộ, công chức của cơ quan lao động cấp huyện khi có
đủ điều kiện được chủ tịch Ủy ban tỉnh quyết định bổ nhiệm
– Thẩm quyền: giải quyết tranh chấp lao động( trừ 5 tranh
chấp Khoàn 1, Điều 201 Bộ luật lao động 2012)
– Chức năng: hướng dẫn thương lượng, chủ yếu là hòa
giải.
*Chủ tịch UBND huyện
-Thẩm quyền là giải quyết tranh chấp lao động tập thể về
quyền
*Hội đồng trọng tài
-Do chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định thành
lập
-Thành phần gồm:
+Chủ tịch hội đồng do Giám đốc Sở Lao động thương binh xã
hội
+Thư kí hội đồng: cán bộ, công chức của Sở Lao động thương
binh xã hội
+ Đại diện của công đoàn tỉnh
+ Đại diện của tổ chức đại diện của người lao động
tỉnh
+ Thành viên khác: người tham gia hội luật gia, hoạt động xã
hội uy tín ở địa phương..
-Cơ cấu tổ chức: theo số lẻ từ 5-7 người hoạt động theo
nguyên tắc đa số, bỏ phiếu kín.
-Chức năng: hòa giải->đưa ra ý chí chunng, giải quyết
tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
*Tòa án nhân dân
-Tòa án nhân dân cấp huyện: có thẩm quyền giải quyết các
tranh chấp lao động cá nhân
-Tòa án nhân dân cấp tỉnh: có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp lao động tập thể và một số lao động cá nhân theo quy định.
Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.