Đi lao động nước ngoài có thể giành quyền nuôi con khi ly hôn được không?

0
1188

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Tình trạng hiện tại của tôi là do trong cuộc sống có nhiều chuyện xảy ra không như mong muốn, lương di lam thang dc 4tr4 dua 3tr, luong 3tr5 đưa 2tr5, con đâu t đều giữ lại 1 triệu với hơn 1 tr để tiêu hang ngày.nhưng vân bị nói là không biết tiết kiệm, tháng nào cũng tiêu hết, đưa tiền như thế mà vẫn bị nói là không biết tính toán.

Tôi cảm thấy cuôc sống như vậy không thoải mái t muốn đi nước
ngoài làm ăn vài năm để có điều kiện sau này tính toán làm ăn, có tiền nuôi con ăn học.nhưng t đi
nhật không được sự đồng ý của nhà ck và ck, t thì vẫn khăng khăng đi nhật.giờ ck có ý định viết đơn
xin ly hôn và đòi nuôi con, vì vc tôi có 1 con gái 16 tháng tuổi.t muốn cty tư vấn giúp tôi t đi
nhật như thế thì có quyền nuôi con không?làm cách nào để có thể có quyền nuôi con. Tôi cảm ơn.

Trả lời tư vấn: 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tư vấn đến V-Law.
Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ theo Điều 81 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy
định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con
chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và
không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có
liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly
hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực
tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét
nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ
điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác
phù hợp với lợi ích của con.

Khi ly hôn vợ, chồng có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của các
bên đối với con. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên
trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi mọi mặt cho con. Xác định dựa trên các căn cứ sau:

  • Yếu tố vật chất: bao gồm khả năng
    kinh tế, điều kiện chỗ ở, sinh hoạt… của cha, mẹ.

 

  • Yếu tố tinh thần: bao gồm thời
    gian chăm sóc, đời sống tinh thần mà cha mẹ dành cho con.

 

  • Nguyện vọng của con (chỉ áp dụng
    đối với trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên).

Ngoài ra, Tòa án có thể căn cứ vào các yếu tố như nghề nghiệp, thời gian quan tâm chăm sóc của
cha, mẹ đối với con.

Theo nguyên tắc, khi ly hôn con dưới 36
tháng tuổi thì người mẹ sẽ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp
nuôi con. Trường hợp của bạn, nếu bạn đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài nên việc chị có thể trực
tiếp nuôi con sẽ khó khăn. Đây là yếu tố bất lợi cho việc giành quyền nuôi con khi giải quyết
ly hôn tại Tòa án. Nếu người chồng đưa ra được những chứng cứ chứng minh rằng bạn không đủ
điều kiện để trực tiếp nuôi con
 thì tòa án sẽ xem xét cho anh nuôi con 16 tháng tuổi
này.
Anh/chị tham khảo để
giải quyết vướng mắc của mình, nếu còn chưa rõ hoặc cần hộ trợ, tư vấn thêm anh/chị vui
lòng
liên hệ luật sư tư vấn trực
tuyến qua điện thoại, bằng cách
 gọi 1900.6198

để được giải đáp:
Trân trọng.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây