Quyền liên quan đến lao động, sáng tạo của cá nhân
-
Quyền lao động (Điều 49)
“Cá nhân có quyền lao động. Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xư về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo.”
Là một trong các quyền quan trọng nhất trong các quyền về kinh tế, đây vừa là quyền cũng là nghĩa vụ của công dân. Theo Hiến pháp 1992 “lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày cành nhiều việc làm cho người lao động.” Nhân dân có tham gia lao động tạo ra của cải vật chất làm giàu cho bản thân, đất nước
thì xã hội mới phát triển được.
Nhà nước ban hành các chính sách, chế độ bảo hộ lao động, Nhà nước quy định thòi gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội…
nhằm khuyến khích người dân tham gia lao động, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người lao động. Quyền lao động chỉ là khả năng mà Nhà nước tạo ra cho công dân còn khả năng nắm bắt cơ hội phụ thuộc vào năng lực trình độ của mỗi người. Nội dung của quyền lao động được cụ thể hóa trong luật lao động.
-
Quyền tự do kinh doanh (Điều 50)
Hiến pháp 1992 chủ trương phát triển nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên việc công nhận quyền tự do kinh doanh là tất yếu khách quan. Quyền tự do kinh doanh của công dân là quyền công dân được lựa chọn hình thức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.
Nhà nước tạo các điều kiện cho công dân được sử dụng quyền của mình: bảo hộ quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất, sinh hoạt, vốn; được vay vốn ngân hàng phục vụ cho mục đích kinh doanh; bảo hộ quyền thừa kế; được liên doanh với nước ngoài; được kinh doanh những mặt hàng được quy định là tự do lưu thông… Nhiều văn bản luật ra đời tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh như: Luật thương mại 2005, , …
-
Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo (Điều 51).
“1. Cá nhân có quyền tự do nghiên cứu khoa học – kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất, sáng tác, phê bình văn học nghệ thuật và tham gia các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo khác.
2. Quyền tự do nghiên cứu sáng tạo được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Không ai được cản trở, hạn chế quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo của cá nhân.”
Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo là quyền cơ bản của con người bởi con người luôn tò mò muốn khám phá bản chất của hiện tượng, sự vật, thế giới xung quanh, luôn không ngừng vươn lên, tạo ra điều mới mẻ. Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo không chỉ đảm bảo
quyền lợi của cá nhân mà còn mang lại lợi ích cho đất nước, xã hội loài người. Vì vậy, nó được pháp luật bảo vệ, không ai có quyền ngăn cản. Tuy nhiên, người sử dụng quyền này cũng phải đảm bảo là những thứ họ sáng tạo ra không đêm lại tổn hại cho người khác và xã hội.
Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.