Trang chủ Tư vấn pháp luật lao động Vai trò của luật lao động trong hệ thống pháp luật Việt...

Vai trò của luật lao động trong hệ thống pháp luật Việt Nam

0
3721

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Vai trò của luật lao động trong hệ thống pháp luật quốc gia là vô cùng quan trọng. Luật lao động là khung pháp lý để mọi cá nhân, tổ chức, mọi thành phần kinh tế đều được bình đẳng trong lĩnh vực lao động. Vậy vai trò của lao động là gì? Hãy tham khảo bài viết sau:

Để được tư vấn một cách nhanh chóng, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Vai trò đảm bảo lợi ích xã hội, con người 

Vai trò của luật lao động trong hệ thống pháp luật quốc gia trước hết được thể hiện trong khía cạnh đảm bảo lợi ích cho xã hội và con người. Đối với bên sử dụng lao động là quyền tự do tuyển dụng lao động, không bị hạn chế, không có sự phân biệt loại đơn vị sử dụng lao động, thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân sử dụng lao động đều được điều chỉnh theo mặt bằng pháp luật chung, bình đẳng cạnh tranh để thu hút lao động xã hội… Mọi người lao động cũng được bình đẳng về cơ hội việc làm, không bị phân biệt đối xử về dân tộc, giới tính, tôn giáo… hay bất cứ tiêu chí nghề nghiệp nào khác. Nhà nước quy định chế độ hiểm xã hội thống nhất, các nguyên tắc trả lương áp dụng chung cho tất cả các đơn vị sử dụng lao động trong mọi thành phần kinh tế. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong lao động được quy định chung, không có sự ưu tiên cho khu vực nhà nước hay ưu đãi bất hợp lí cho nhóm đối tượng lao động nào. Khung luật định thường ở những mức tối đa hoặc tối thiểu để bảo vệ NLĐ, khuyến khích những thoả thuận có lợi cho người lao động hơn so với quy định của pháp luật.

Pháp luật lao động trong hệ thống pháp luật quốc gia đảm bảo lợi ích xã hội bằng các quy định về vấn đề giải quyết việc làm, hạn chế thất nghiệp, quy định bảo hiểm xã hội bắt buộc và mở rộng các chế độ bảo hiểm xã hội; bảo vệ người lao động, nhất là nhóm lao động yếu thế như lao động tàn tật, lao động trẻ em, lao động nữ… và duy trì các quỹ tập trung để giải quyết các vấn đề xã hội nêu trên. Việc bảo vệ người lao động và giải quyết các vấn đề xã hội phải đồng bộ với từng bước phát triển và kèm theo những chính sách hỗ trợ, ưu đãi về kinh tế thoả đáng để không biến doanh nghiệp thành các tổ chức từ thiện. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ lao động, phát huy sức mạnh tổng họp của giới lao động và sử dụng lao động, tạo ra sự phát triển bền vững, ổn định chính trị xã hội, giảm thiểu những mặt trái, những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường.

Luật lao động là căn cứ pháp lí để đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên trong quan hệ lao động, là cơ sở để thoả thuận các quyền và nghĩa vụ cụ thể cho phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của các bên, là căn cứ để giải quyết các tranh chấp lao động và đình công nếu có. Luật lao động còn có thể đóng vai trò như là những quy định chung trong lĩnh vực sử dụng lao động. Một số chế định của nó có giá trị áp dụng đối với cả các hình thức sử dụng lao động khác như các quan hệ lao động trong khu vực cơ quan nhà nước.

Vai trò hình thành ý thức con người

Nhìn từ góc độ sử học và suy luận lôgic, vai trò của luật lao động còn thể hiện ở khía cạnh giúp hình thành ý thức của con người, nhờ có lao động con người biết phát triển công cụ, cải thiện đời sống. Con người ý thức được nguồn nuôi sống bản thân đến từ thiên nhiên để khai thác thiên nhiên thông qua quá trình cải tiến công cụ lao động. Việc sử dụng đồ đá để làm công cụ dần tìm tới việc tạo ra lửa trở thành bước ngoặt to lớn trong quá trình tiến hóa mấy triệu năm và giúp con người tồn tại. Hoặc có lao động con người bắt đầu hòa đồng với nhau, sống với nhau thành từng nhóm, biết được vai trò của mình trong nhóm và thông qua quá trình lao động đã dẫn tới quá trình phân cấp và phân hóa xã hội. Tất cả đều thuộc vào ý thức của con người.

Điều khác biệt giữa con người và con vật (người kiến trúc sư với con ong, người thợ dệt với con nhện) là trước khi lao động làm ra một sản phẩm nào đó, con người phải hình dung ra trước mô hình của cái cần làm ra và cách làm ra cái đó trên cơ sở huy động toàn bộ vốn hiểu biết năng lực trí tuệ của mình vào đó. Con người có ý thức về cái mà mình sẽ làm ra.

Trong lao động con người phải chế tạo và sử dụng các công cụ lao động, tiến hành các thao tác và hành động lao động (cách để làm ra cái) tác động vào đối tượng lao động để làm ra sản phẩm. ý thức của con người được hình thành và thể hiện trong quá trình lao động.

Kết thúc quá trình lao động, con người có ý thức đối chiếu sản phẩm làm ra với mô hình tâm lý của sản phẩm mà mình đã hình dung ra trước để hoàn thiện, đánh giá sản phẩm đó. Như vậy có thể nói, ý thức được hình thành và biểu hiện trong suốt quá trình lao động của con người, thống nhất với quá trình lao động và sản phẩm lao động do mình làm ra.

Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về lĩnh vực lao động, hãy tham khảo tại: luật lao đông việt nam 2021

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

Không bình luận