Giải đáp thắc mắc về tiền lương, bồi thường khi người lao động bị tai nạn lao động

0
1333

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư! Tôi có câu hỏi muốn được tư vấn như sau: – Một hộ kinh doanh thuê người làm, không có hợp đồng lao động, không có BHXH. – Trong thời gian làm việc, một công nhân sơ xuất đã làm đứt lìa bàn tay phải của mình – Lỗi của người lao động. – hộ kinh doanh đã chi trả tất cả các chi phí liên quan đến quá trình chữa trị của người lao động ( viện phí, di chuyển….).

– Hiện nay, người lao động đã nối được bàn tay, nối dây thần kinh.

– Chức năng của bàn tay khi hồi phục xác định yếu. – Xin hỏi làm thế nào chúng tôi xác định được tỷ lệ thương tật cho người lao động? Và thời gian chữa trị hộ kinh doanh phải trả lương được xác định như thế nào? Mức lương áp dụng để bồi thường là mức lương nào? Lương hộ kinh doanh đang trả hay mức lương chung của Nhà nước? Xin chân thành cảm ơn

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến V-law. Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

Thứ nhất, về các xác định tỷ lệ thương tật.

Sau khi điều trị ổn định, Hộ kinh doanh có nghĩa vụ viết giấy giới thiệu cho người lao động đi giám định tỷ lệ thương tật tại Hội đồng giám đinh y khoa tỉnh. Việc xác định tỷ lệ thương tật ra sao thuộc nghiệp vụ và nghề nghiệp của bên Hội đồng giám định  y khoa tỉnh.

Thứ hai, về cách xác định thời gian điều trị. Khoản 3 Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định:

3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

Bộ luật lao động, Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 và các văn bản liên quan đều không giải thích rõ ràng về thời gian điều trị cũng như thời gian phục hồi chức năng nên để xác định rõ trường hợp này rất khó khăn. Thực tế, để xác định vấn đề sẽ dựa trên chỉ định, kết luận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền.

Thứ ba, vê tiền lương bồi thường cho người lao động. Khoản 4, 5 Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động quy định:

4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng.

Căn cứ vào quy định trên, tiền lương bồi thường cho người lao động là tiền lương hộ kinh doanh trả cho người lao động thực tế, không phải là tiền lương chung của Nhà nước.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây