Trang chủ Bài smallcontent Công nhân nhà máy và ưu điểm hơn một số công việc...

Công nhân nhà máy và ưu điểm hơn một số công việc khác

0
1341

Hiện nay, Việt Nam đang trên ở trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Chính vì thế, nhu cầu tuyển dụng công nhân cho các doanh nghiệp, nhà máy là rất cao hơn cả. Vậy công nhân nhà máy là gì? Cùng Công ty Luật TNHH Everest tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

          Để được tư vấn một cách nhanh chóng, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Công nhân nhà máy là gì? 

Công nhân nhà máy (công nhân sản xuất) là những người làm trong các nhà máy công nghiệp, họ chịu trách nhiệm chính sản xuất ra các sản phẩm từ nguyên liệu đến sản phẩm hoàn chỉnh và trải qua nhiều công đoạn, nhiều quy trình khác nhau. Và được phân chia theo chuỗi quy trình và mọi người phối hợp ăn ý với nhau để tạo ra sản phẩm hoàn thiện nhằm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.

Công nhân nhà máy với đa dạng ngành nghề như công nhân nhà máy dệt, điện tử, may mặc, chế biến thực phẩm,…

Công nhân đang chiếm số lượng lớn lực lượng lao động trong cả nước, vì vậy Nhà nước cũng như các nhà máy luôn tạo điều kiện, cơ hội cho công nhân không ngừng học hỏi, học tập nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng tốt hơn trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. 

Xem các bài viết liên quan Công nhân

Công việc của công nhân nhà máy 

Công nhân nhà máy là những người chịu trách nhiệm vận hành và bảo dưỡng trang thiết bị trong nhà máy hoặc nhà kho, chuẩn bị nguyên vật liệu để phân phối.

Công việc công nhân nhà máy phải kể đến các khâu như: lắp ráp, kiểm tra các bộ phận của sản phẩm, bảo đảm máy móc chạy bình thường và hỗ trợ vận chuyển hàng hóa.

Ngoài ra, công nhân nhà máy còn thực hiện các công việc khác như: dọn dẹp, vận hành thiết bị, máy móc, làm việc trên dây chuyền lắp ráp, tập hợp. Đồng thời, thực hiện kiểm tra sản phẩm cũng như tuân thủ tất cả các hướng dẫn và tiêu chuẩn an toàn của nhà máy.

Xem thêm bài viết về công nhân thời vụ

Mức thu nhập của công nhân nhà máy như thế nào? 

Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động 2019, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. 

 “1.Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

 2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

 3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.”

Bên cạnh đó, căn cứ Nghị định 145/2020/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng năm 2021 sẽ tiếp tục áp dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Đây là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương.

Do vậy, có thể hiểu, lương của công nhân trong năm 2021 ít nhất phải bằng:

  • Mức 4.420.000 đồng/tháng nếu doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
  • Mức 3.920.000 đồng/tháng nếu doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
  • Mức 3.430.000 đồng/tháng nếu doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
  • Mức 3.070.000 đồng/tháng nếu doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Lưu ý: Với những công nhân làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề thì mức lương thấp nhất phải cao hơn 7% mức này.

Tuy nhiên, đây chỉ là mức lương tối thiểu được Nhà nước quy định để các doanh nghiệp khi chi trả lương cho công nhân cần tuân thủ. Còn thực tế, tùy vào mỗi doanh nghiệp có đặc tính công việc như thế nào, thời gian làm việc ra sao, cùng các chế độ hỗ trợ khác… mà mức lương thực lãnh của công nhân sẽ khác nhau. Điều này, thường sẽ được doanh nghiệp thỏa thuận rõ ràng với công nhân trước khi ký kết hợp đồng chính thức làm việc.

Tìm hiểu thêm về Luật lao động

Ưu điểm của công nhân nhà máy 

Giai cấp công nhân nói chung và công nhân nhà máy nói riêng của nước ta đang có những sự chuyển biến quan trọng và góp phần trực tiếp to lớn vào sự nghiệ[p phát triển đất nước. 

  • Công nhân nhà máy của nước ta đang tăng nhanh về số lượng và có mặt trong tất cả các thành phần kinh tế. 
  • Ðội ngũ công nhân nhà máy nước ta ngày càng đa dạng về cơ cấu ngành nghề, với trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp được nâng lên đáng kể. Đặc biệt, đang tăng nhanh trong một số ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế (điện lực, dầu khí, điện tử, tin học, viễn thông…); đồng thời cũng đang phát triển mạnh ở một số ngành sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu (dệt may, giày da, chế biến thủy sản…).
  • Góp trực tiếp to lớn vào sự nghiệp phát triển của đất nước, đưa nền kinh tế vượt qua thời  kỳ suy giảm, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh, tăng cường tiềm lực và cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế.

Một số công việc công nhân khác 

Công nhân cơ khí 

Công nhân cơ khí? Là người lắp đặt, thay thế, phục hồi hoặc sửa chữa máy móc hoặc sửa chữa để vận hành máy móc.

Công việc của công nhân cơ khí : Trực tiếp tham gia vào việc sửa chữa, bảo dưỡng máy móc theo lịch phân công.  

  • Vận hành các thiết bị để gia công: Máy cắt, máy căt cầm tay, máy hàn điện, hàn inox gá, lắp…
  • Thực hiện các công việc liên quan tới chuyên môn cơ điện, cơ khí – phục vụ và đáp ứng nhu cầu khách hàng
  • Thi công lắp đặt tại các dự án, thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo của cấp trên

Công nhân vệ sinh môi trường 

Công nhân vệ sinh môi trường? Họ là những người hùng thầm lặng, giữ gìn vệ sinh xóm làng,khu phố và đảm bảo vệ sinh môi trường sống cho các hộ gia đình. 

Công việc của công nhân vệ sinh mỗi trường?

Công nhân vệ sinh môi trường được chia thành 2 lĩnh vực : nhân viên vệ sinh và nhân viên và nhân viên điều khiến phương tiện chở rác. Hai công việc này có sẽ có những nhiệm vụ và trách nhiệm khác nhau. 

Công nhân sản xuất 

Công nhân sản xuất là gì? Công nhân sản xuất hiện đang là vị trí công việc được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng với số lượng lớn. Công việc công nhân sản xuất không quá chú trọng về bằng cấp như nhiều việc làm khác nên phù hợp với nhiều đối tượng lao động. 

Công việc của công nhân sản xuất hằng ngày là gì? 

Công nhân sản xuất hằng ngày sử dụng máy móc thiết bị hoặc thao tác thủ công để chế biến, chế tạo, gia công và hoàn thành sản phẩm từ nguyên vật liệu thô. Công nhân làm việc dưới sự chỉ dẫn của nhân viên quản lý sản xuất hay các cấp quản lý chất lượng theo từng bộ phận.

Công nhân điện tử 

Công nhân điện tử là gì? Công nhân lắp ráp làm việc trên dây chuyền sản xuất điện tử còn được gọi là công nhân điện tử. 

Công việc hằng ngày của công nhân điện tử là gì? 

  • Lắp ráp các linh kiện điện tử theo quy trình tiêu chuẩn đã hướng dẫn
  • Tiến hành kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm theo hướng dẫn công việc – đảm bảo các chi tiết đạt yêu cầu trước khi chuyển sang dây chuyền sản xuất tiếp theo
  • Tham gia vào quá trình dán nhãn và logo công ty trên các sản phẩm điện tử
  • Tham gia đóng gói và hoàn thiện sản phẩm
  • Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu từ Quản lý trực tiếp

Xem thêm các bài viết có liên quan: công nhân xây dựng

Công nhân may là gì? Bấm xem ngay

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình nhé!

Không bình luận