Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền đúng không?

0
1712

 

Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền đúng không?

Luật sư giỏi tư vấn pháp luật, giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến pháp luật hình sự. Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 1900.6198.


Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền đúng không?Tố cáo hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền đặt cọc xin việc.


Tóm tắt câu hỏi:

Thưa luật sư, con mới xin một công việc nghe nói là tuyển nhân viên làm Big C, Metro… Nhưng lúc đầu vào họ bắt đóng tiền và chưa cho nhận công việc đó. Mà bắt làm sang chỗ
khác thử việc 30 ngày và không cho biết cụ thể là việc gì. Khi con đi đóng tiền xong và con về nhà kiểm tra thử thì phát hiện có nhiều người nói là họ lừa đảo tiền và câu chuyện cũng tương tự. Mà còn thấy họ dường như đã lừa đảo rất nhiều người trong đó có con. Vậy bây giờ có cách nào để lấy lại tiền của mọi người và có thể ngăn chặn công ty đó để không ai bị họ lợi dụng không ạ ?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 20 Bộ luật lao động 2012 về những hành vi người sử
dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động:

“1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao
động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền
hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.”

Có thể thấy, khi tuyển dụng nếu động, người sử dụng lao động không được phép
yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền cho việc thực hiện hợp đồng. Nếu
cố ý bắt người lao động phải đóng tiền mới được vào làm việc thì hành vi này sẽ bị coi là trái pháp
luật lao động, nếu số tài sản giá trị lớn hoặc đối với nhiều người có thể cấu thành tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản (Điều 139

) hoặc tội Lạm dụng tín
nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 140 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung
2009):

“Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có
giá trị từ hai triệu đồng năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng đồng nhưnggây
hậu quả nghiêm trọng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm
đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị
phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba
năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ
chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai
trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

… “

“Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây  chiếm đoạt tài sản
của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới
bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành
chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án
tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba
năm:

  a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản
của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian  dối hoặc bỏ trốn để chiếm
đoạt tài sản đó;

  b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản
của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó  vào mục đích bất hợp pháp
dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

… “

Đồng thời theo quy định tại Điều 334 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy
định về việc tố cáo hành vi phạm tội như sau:

“Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về hành vi
vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe dọa
gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ
chức”.

Như vậy, trong trường hợp này, bạn quyền tố cáo đến công an quận/ huyện, nơi
công ty đó đóng trụ sở để tố cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, yêu cầu công an điều tra về
hành vi này. Nếu có căn cứ để xác định những người trong công ty có hành vi phạm tội, thì tùy theo
tính chất, mức độ của hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức độ khác nhau. Và bạn
và những người khác có thể nhận lại được số tiền đã bị chiếm đoạt trái pháp luật gây ra, hơn nữa
còn có thể nhận được tiền bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra trong trường hợp
này.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về pháp luật hình sự của chúng tôi: 

Trân trọng cám ơn! 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây