Xử lý đối với hành vi làm trái quy định về sử động lao động chưa thành niên

lao động chưa thành niên, sử dụng lao độgn chưa thành niên, xử lí vi phạm

0
1439

Sử dụng lao động chưa thành niên lao động trong môi trường nặng nhọc, độc hại hay làm việc quá số giờ quy định vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn.

Bài tư vấn pháp luật lao động được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

– Hiện trạng về việc sử dụng lao động chưa thành niên

Theo thông tin của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tại Việt Nam có khoảng 1,75 triệu lao động trẻ em và người chưa thành niên (từ 05- 17 tuổi) đang phải làm việc nặng nhọc hoặc làm việc trong những điều kiện có hại cho sức khỏe.

Trong đó, 67% lao động trẻ em làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp; 16% làm việc trong ngành xây dựng, chế tạo; 17% làm việc trong ngành dịch vụ. Tỷ lệ lao động trẻ em tập trung nhiều nhất ở các tỉnh, thành phố lớn, có tới 1,3 triệu đang làm việc trong các nghề bị cấm sử dụng lao động vị thành niên hoặc điều kiện lao động độc hại, tỷ lệ thất học khá cao (52% trẻ đã từng đi học, 45,2% đang đi học, 2,8% chưa bao giờ được cắp sách đến trường).

Với tỷ lệ lao động chưa thành niên làm việc trong môi trường lao động không đảm bảo cao như vậy thì nhà nước cũng đã ban hành một sô quy định xử phạt hành chính đôi với hành vi trên.

– Xử phạt đối với hành vi sử dụng lao động chưa thành niên

Theo Điều 19 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội,đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cụ thể như sau:

Phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập sổ theo dõi riêng khi sử dụng lao động chưa thành niên hoặc không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: Sử dụng người dưới 15 tuổi mà không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật; Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định tại Khoản 2 Điều 163 của Bộ luật lao động”.

Khoản 2 Điều 163 về nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên.

Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 4 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

Trường hợp sử dụng lao động chưa thành niên mà pháp luật không cho phép, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo Khoản 3 Điều 19 Nghị định 95/2013/NĐ-CP:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: Sử dụng lao động là người chưa thành niên làm công việc, tại nơi làm việc bị cấm sử dụng theo quy định tại Điều 165 của Bộ luật Lao động.

– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây