Xử lý trường hợp công ty không chốt sổ bảo hiểm cho người lao động?

0
1254

Tóm tắt câu hỏi:

Chào V-law, cho mình hỏi mình nghỉ việc được 1 năm nhưng Công ty không chốt sổ Bảo hiểm xã hội (BHXH) cho mình, cũng không ký vào quyết định nghỉ việc và đơn xin thôi việc mà chỉ đồng ý bằng miệng. Bây giờ mình muốn chốt sổ BHXH nhưng công ty vẫn không chốt mà cũng không ký quyết định nghỉ việc, sổ BHXH thì mình vẫn cầm trên tay.Vậy giờ mình phải làm sao mới chốt được BHXH ạ? Mình rất mong Công ty tư vấn giúp mình. Mình cảm ơn rất nhiều!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của V-law. Với thắc mắc của bạn, V-law xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Bảo hiểm xã hội theo khoản 1 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014 là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 47 Bộ luật lao động 2012 như sau:

“1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.”

Như vậy trong trường hợp bạn chấm dứt hợp đồng lao động dù là việc chấm dứt đúng hay không đúng theo quy định của pháp luật thì bạn vẫn có yêu được công ty hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà công ty còn đang giữ của bạn.

Nếu như công ty không xác nhận trong sổ bảo hiểm xã hội cho bạn thì bạn có thể tố cáo hành vi của công ty đến Phòng lao động thương binh và xã hội cấp huyện. Công ty của bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 1 Điều 8 Nghị định 88/2015/NĐ-CP thì:

“Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động hoặc khi sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền bồi thường cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây: 
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao
động; 
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; đ ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. 

Buộc hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ cho người lao động đối với hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 “.

Như thế, người sử dụng lao động sẽ phải giao quyết định nghỉ việc cho bạn và chốt sổ cho bạn.

Mặt khác, nếu trường hợp công ty vẫn không chốt sổ cho bạn thì bạn có thể tự chốt sổ bảo hiểm theo Quyết định 959/QĐ-BHXH. Thủ tục chốt sổ bảo hiểm như sau:

Hồ sơ:

– Sổ bảo hiểm xã hội;

– Tờ khai theo mẫu;

– Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động;

Thời gian chốt sổ: 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây