Xác định tranh chấp lao động

0
1526
Công ty cho công nhân nghỉ việc. Công nhân
tiến hành gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Xác định tranh chấp lao
động.

Tóm tắt câu hỏi:

Công ty X có trụ sở tại quận Thanh Xuân-Hà Nội. Do tháng
6/2015, công ty làm ăn thua lỗ nên Ban giám đốc đã quyết định giải thể một xưởng sản xuất của công
ty. Công ty đã chấm dứt hợp đồng lao động với 20 lao động thuộc phân xưởng này và giải quyết chế độ
trợ cấp mất việc làm cho họ. Những lao động này không đồng ý nên từng người đã gửi đơn lên cơ quan
có thẩm quyền giải quyết. Hỏi:

  1. Tranh chấp xảy ra là tranh chấp lao động cá nhân hay tranh
    chấp lao động tập thể.
  2. Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của
    những người lao động trên.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng
tư vấn trực tuyến của V-law. Với thắc mắc của bạn, V-law xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

1. Tranh chấp xảy ra là tranh chấp lao động cá nhân
hay tranh chấp lao động tập thể.

Căn cứ vào quy định của Bộ luật Lao động 2012 thì có thể hiểu
tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền lợi và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương,
thu nhập và các điều kiện lao động khác. Tranh chấp lao động gồm tranh chấp lao động về cá nhân và
tranh chấp lao động tập thể.

Tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp giữa tập thể người
lao động với người sử dụng lao động. Nội dung của tập thể lao động thường liên quan đến lợi ích của
cả tập thể người lao động. Chúng có thể phát sinh trong việc thực hiện các điều khoản đã thỏa thuận
giữa các bên về điều kiện lao động hoặc trong việc thiết lập các quyền và nghiệp vụ của các bên mà
trước  đó các bên chưa thỏa thuận hoặc do các yếu tố thực hiện phát sinh tại thời điểm tranh
chấp.

Tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp lao động giữa một
cá nhân hoặc một nhóm người lao động với người sử dụng lao động về quyền lợi và nghĩa vụ đơn lẻ của
từng cá nhân, trong quá trình tranh chấp không có sự liên kết giữa những người lao động tham gia
tranh chấp và tổ chức công đoàn chỉ tham gia với tư cách là người đại diện bảo vệ người lao
động.

Trong trừng hợp này, tranh chấp xảy ra ở đây có sự tham gia
của nhiều người (25 người) nhưng có thể thấy mục đích của họ là đòi quyền lợi cho bản thân mình. Vì
tranh chấp xảy ra là do Ban Giám đốc công ty đã chấm dứt hợp đồng lao động với họ vì thế từng người
đã gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền. Việc từng người gửi đơn cho thấy ở đây không có sự liên kết
giữa tập thể người lao động. Vì thế, tranh chấp lao động ở đây là tranh chấp lao động cá
nhân.

2. Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết yêu
cầu của những người lao động trên.

Vì tranh chấp lao động ở đây là tranh chấp lao động về cá
nhân nên theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Lao động 2012 thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:

“1.Hòa giải viên lao động.

2.Tòa án.”

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp
lao động cá nhân trong trường hợp này là Phòng Lao động-Thương binh-Xã hội hoặc Tòa án nhân dân cấp
huyện nơi công ty X đóng trụ sở cụ thể là quận Thanh Xuân.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn
phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên
quan đến sự việc bạn có thể liên hệ
1900.6198 

để
được giải đáp.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây