Xác định thương tật khi bị tai nạn lao động

0
2208

Thương tật được hiểu là những dị tật đã được cơ quan có thẩm quyền xác định sau khi vết thương đã được khắc phục điều trị. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ những quy định, vấn đề về xác định thương tật khi bị tai nạn lao động.

Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Xác định thương tật là gì?

Thương tật được hiểu là những dị tật đã được cơ quan có thẩm quyền xác định sau khi vết thương đã được khắc phục điều trị. Cần phân biệt được thương tật và thương tích (tình trang vết thương trên cơ thể do bị tổn thương vì tai nạn, bom đạn hay do các hành vi phạm tội gây nên).

Theo nội dung quy định tại Thông tư 22/2019/TT-BYT, các tổn thương cơ thể bao gồm có: Tổn thương cơ thể do tổn thương xương sọ và hệ thần kinh; Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tim mạch; Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ hô hấp; Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tiêu hóa; Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ tiết niệu – sinh dục – sản khoa; Tổn thương cơ thể do tổn thương hệ nội tiết; Tổn thương cơ thể do tổn thương cơ – xương khớp; Tổn thương cơ thể do tổn thương phần mềm; Tổn thương cơ thể do tổn thương bỏng; Tổn thương cơ thể do tổn thương cơ quan thị giác; Tổn thương cơ thể do tổn thương răng – hàm – mặt; Tổn thương cơ thể do tổn thương tai – mũi – họng.

Quy định về xác định thương tật khi bị tai nạn lao động

Về nguyên tắc xác định tỷ lệ tổn thương

Điều 2 Thông tư liên tịch 28/2013/ TTLT-BYT-BLDTBXH quy định: (i)Tổng tỷ lệ phần trăm (%) TTCT của một người không được vượt quá 100%; (ii) Mỗi tổn thương cơ thể chỉ được tính tỷ lệ % tổn thương cơ thể một lần.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A bị tổn thương hoàn toàn thần kinh trụ gây teo cơ bàn tay phải, thì tỷ lệ % tổn thương cơ thể của ông Nguyễn Văn A chỉ được tính theo tỷ lệ % tổn thương hoàn toàn thần kinh trụ (31-35%). Trong trường hợp này, không tính tỷ lệ % tổn thương teo cơ bàn tay phải, vì teo cơ bàn tay phải là do hậu quả của tổn thương dây thần kinh trụ đã được tính ở trên. (iii) Nếu nhiều TTCT là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc thuộc một bệnh đã được nêu trong Bảng tỷ lệ quy định tại Điều 1 Thông tư này thì tỷ lệ % TTCT được xác định theo hội chứng hoặc theo bệnh đó.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn B được xác định là bệnh tâm thần phân liệt điều trị không ổn định, có triệu chứng ảo giác và căng trương lực cơ, thì tỷ lệ % TTCT được tính theo tỷ lệ bệnh tâm thần phân liệt điều trị không ổn định (51-55%); không được xác định tỷ lệ TTCT bằng cách cộng tỷ lệ % TTCT ảo giác và tỷ lệ % TTCT căng trương lực cơ.

Nếu cơ thể được xác định có 01 (một) tổn thương thì tỷ lệ % TTCT là giới hạn cao nhất của tỷ lệ % tổn thương cơ thể đó.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn C bị cụt 1/3 giữa cánh tay phải, theo quy định tại Bảng 1, Điều 1 Thông tư này, tỷ lệ % TTCT là 61 – 65% thì tỷ lệ TTCT của ông Nguyễn Văn C được xác định là 65%.

Khi tổng hợp tỷ lệ % TTCT, chỉ được lấy giới hạn trên của tỷ lệ % TTCT cao nhất một lần, từ TTCT thứ hai trở đi, lấy giới hạn dưới của tỷ lệ % TTCT để tính, theo trình tự từ tỷ lệ % TTCT cao nhất đến tỷ lệ % TTCT thấp nhất.

Tỷ lệ % TTCT là số nguyên. Khi tính tỷ lệ % TTCT chỉ lấy hàng thập phân đến một chữ số. Nếu chữ số hàng thập phân lớn hơn hoặc bằng 5 thì làm
tròn số thành 01 đơn vị.

Về phương pháp xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể

Điều 3 Thông tư liên tịch 28/2013/ TTLT-BYT-BLDTBXH cũng quy định việc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể được tính theo công thức sau:

Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+Tn

Trong đó:

T1: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ nhất; T1 được xác định là tỷ lệ % TTCT cao nhất trong các TTCT.

T2: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ hai; T2 = (100 – T1) x giới hạn dưới của TTCT thứ 2/100%.

T3: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ ba; T3 = (100-T1-T2) x giới hạn dưới của TTCT thứ 3/100%.

Tn: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ n, Tn= {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x giới hạn dưới của TTCT thứ n/100%.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn D được xác định có 03 TTCT:  Cụt 1/3 giữa cánh tay phải, tỷ lệ % TTCT là 61 – 65%; Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, tỷ lệ % TTCT là 21 – 25%. Mù mắt trái chưa khoét bỏ nhãn cầu, tỷ lệ % TTCT là 41% Áp dụng phương pháp nêu trên, tổng tỷ lệ % TTCT của Ông Nguyễn Văn D được tính như sau:

T1 = 65%,

T2 = (100 – 65) x 41/100% = 14,35%, làm tròn số thành 14,0 %.

T3 = (100 – 65 – 14,0) x 21/100% = 4,41 %, làm tròn số thành 4,0%.

Tổng tỷ lệ TTCT của ông Nguyễn Văn D là 65% + 14,0 % + 4 % = 83 %

Tỷ lệ TTCT của ông Nguyễn Văn D là 83 %.

Trình tự thực hiện xác định thương tật do tai nạn lao động

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương bất cứ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động trong quá trình tham gia lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Khi bị tai nạn lao động, cần phải thực hiện thủ tục xác định thương tật, theo các bước như sau:

Bước 1: Phía người lao động chuẩn bị hồ sơ hoặc người sử dụng lao động sẽ chuẩn bị hồ sơ giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động sau đó gửi hồ sơ xin giám định trực tiếp tại Hội đồng Giám định y khoa tỉnh hoặc gửi qua đường bưu điện đến đây.

Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ từ người lao động chuẩn bị hồ sơ hoặc người sử dụng lao động, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa sẽ xem xét, kiểm tra hồ sơ và tổ chức khám giám định theo quy định của pháp luật.

Trường hợp Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa nhận hồ sơ từ người lao động chuẩn bị hồ sơ hoặc người sử dụng lao động, trong thời gian 10 ngày làm việc, Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người lao động chuẩn bị hồ sơ hoặc người sử dụng lao động yêu cầu giám định biết, nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về việc không tổ chức khám giám định của Hội đồng.

Bước 3: Khi đến giám định, người lao động phải xuất trình bản gốc những giấy tờ: Biên bản Điều tra tai nạn lao động; Giấy chứng nhận thương tích; Giấy ra viện (nếu có) để Hội đồng GĐYK đối chiếu. Sau khi giám định người được giám định sẽ nhận một phiếu hẹn ngày ra hội đồng giám định y khoa.

Bước 4: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi Hội đồng ra kết luận, cơ quan thường trực Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm phát hành Biên bản giám định y khoa.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây