Vấn đề về giảm lương trong mùa Covid

0
880

Dịch Covid 19 đã khiến cho doanh nghiệp cũng như người lao động lao đao trong vấn đề cắt giảm lương. Liệu doanh nghiệp có được phép giảm lương của người lao động? Nếu được phép giảm lương thì doanh nghiệp phải làm gì? Cùng tìm hiểu các quy định về giảm lương qua bài viết sau!

giảm lương nhân viên
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Doanh nghiệp có được phép giảm lương của nhân viên khi nhân viên làm việc ở nhà do tình hình Covid 19 không?

Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp đã phải tính đến phương án giảm lương nhận viên để giảm bớt khó khăn. Vậy việc giảm lương của nhận viên trong trường hợp này có đúng với quy định của pháp luật không?

Điều 95 Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định về việc trả lương cho người lao động như sau:

“Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc”

Theo quy định này, doanh nghiệp trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương thỏa thuận, năng suất và chất lượng thực hiện công việc chứ không căn cứ vào địa điểm làm việc để giảm lương. Điều này đồng nghĩa rằng: dù người lao động làm việc ở địa điểm nào mà vẫn đạt được năng suất và chất lượng công việc hoặc thậm chí tốt hơn thì doanh nghiệp vẫn phải trả lương đầy đủ theo thỏa thuận ban đầu, không được giảm lượng của người lao động.

Tuy nhiên, trên thực tế doanh nghiệp vẫn được phép giảm lương nếu thỏa thuận giảm lương với người lao động và được người lao động đồng ý giảm lương. Việc giảm lương này là do thỏa thuận giữa 2 bên vì vậy mà không vi phạm pháp luật.

Để biết thêm thông tin về vấn đề giảm lương, vui lòng xem thêm bài viết:

Tự ý giảm lương? Doanh nghiệp có đang vi phạm luật?

Doanh nghiệp có được chậm trả lương vì lý do Covid 19?

Bên cạnh vấn đề giảm lương nhân viên mùa dịch, vấn đề chậm trả lương cũng được nhiều lao động quan tâm.

Về nguyên tắc người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động (căn cứ Khoản 1, Điều 94, Bộ luật Lao động năm 2019). Tuy nhiên, dịch bệnh Covid đã tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp, khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn và có thể chậm trả lương cho người lao động.

Khoản 4, Điều 97, Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định: vấn đề chậm trả lương chỉ được phép khi có lý do bất khả kháng và đã tìm mọi biện pháp khắc phục. Thời gian chậm trả không được quá 30 ngày.

Lưu ý: Doanh nghiệp phải đền bù cho người lao động khi chậm trả lương nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền lương trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Để tìm hiểu thêm về giảm lương và vấn đề liên quan, truy cập trang chủ Luật Lao động

Người lao động không thể trực tiếp nhận lương nên doanh nghiệp có quyền không trả lương hoặc giảm lương?

Khoản 2, Điều 96, Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định: Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Vì vậy trong trường hợp người lao động không thể trực tiếp nhận lương thì doanh nghiệp phải trả lương đầy đủ đúng theo nguyên tắc và cam kết ban đầu đã đề ra. Doanh nghiệp không được giảm lương hay không trả lương cho người lao động.

Trong trường hợp người lao động không có tài khoản ngân hàng, không thể trực tiếp nhận lương thì doanh nghiệp có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp (căn cứ Khoản 1, Điều 94, Bộ luật Lao động năm 2019) chứ không được phép giảm lương hoặc không trả lương cho người lao động.

Ngừng việc vì giãn cách xã hội, phong tỏa, cách ly tập trung người lao động có được trả lương?

Căn cứ theo Khoản 3, Điều 99, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về tiền lương ngừng việc. Cụ thể: “Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc”. Việc thỏa thuận tiền lương ngừng việc được chia làm 2 trường hợp như sau:

(i) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;

(ii) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Bên cạnh đó, theo Nghị quyết 68/NQ-CP người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động và thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi ngừng việc được hỗ trợ một lần 1.000.000 đồng/người.

Xem thêm: 5 thay đổi cần biết về mức lương tối thiểu năm 2021

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây