Cách tìm kiếm ứng viên trên linkedin hiệu quả-Không thể bỏ lỡ

0
2395

Có thể nói Linkedin là một công cụ cực kì hữu ích và góp phần làm sáng giá hơn CV của các ứng viên. Đây không chỉ là đường tắt giúp cho các ứng viên tiềm năng tiếp cận và tìm kiếm được các nhà doanh nghiệp một cách dễ dàng hơn mà còn cho những headhunt đang đi tìm những ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp. Vậy Linkedin là gì? Cách truy lùng ứng viên tiềm năng dành cho các nhà doanh nghiệp thế nào? Hãy cùng Luật lao động Việt Nam tìm hiểu thêm. 

Linkedin Là Gì? Tận Dụng Mạng Xã Hội Linkedin Hiệu Quả Để Tìm Việc
Để được tư vấn một cách nhanh chóng, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

LINKEDIN LÀ GÌ?

Linkedin là một trang mạng xã hội được thiết kế riêng cho cộng đồng doanh nghiệp. Mục tiêu của trang web là cho phép các thành viên đã đăng ký thiết lập và ghi lại mạng lưới những người mà họ biết một cách chuyên nghiệp. Từ các mạng lưới đó, các nhà tuyển dụng có thể tìm kiếm thông tin của họ, và họ cũng có thể tự truyền thông bản thân trên trang mạng xã đó.

Trang tiểu sử của một thành viên LinkedIn cần nhấn mạnh vào các kỹ năng, kinh nghiệm làm việc và những bằng cấp họ đạt được, đây cũng chính là điểm khác biệt của Linkedin so với các công cụ mạng xã hội khác, nhằm giúp làm sáng giá các kỹ năng, trình độ của ứng viên và tạo cơ hội tiếp cận, kết nối giữa các ứng viên và nhà doanh nghiệp. Trang web có nguồn cấp dữ liệu tin tức mạng chuyên nghiệp và miễn phí đối với thành viên cơ bản. Không giống như các trang mạng xã hội miễn phí khác như Facebook hoặc Twitter, LinkedIn yêu cầu các kết nối sẵn để tìm được bạn bè.

Cách tìm ứng viên trên Linkedin

Linkedin có thể cung cấp cho các nhà tuyển dụng hồ sơ và danh sách những ứng viên tiềm năng phù hợp, nhưng không phải nhà tuyển dụng , doanh nghiệp nào cũng biết cách tìm kiếm các ứng viên thông qua công cụ Linkedin một cách hiệu quả. Vậy, trong một ngày bạn tìm được bao nhiêu các ứng viên tiềm năng trên Linkedin? Bạn mất bao nhiêu giờ đồng hồ để được những ứng viên phù hợp? Làm sao để săn lùng các ứng viên tiềm năng một cách nhanh chóng và có hiệu quả?

Xem thêm bài viết về: Tìm ứng viên

Tìm ứng viên với cú pháp Boolean search cơ bản

Lưu ý: Các cú pháp này bạn phải đều viết hoa

AND

Thay vì phải ngồi cả ngày để chờ đợi các ứng viên share CV, thậm chí trong vô vàn hồ sơ CV bạn vẫn không thể tìm kiếm cho mình một ứng viên thật sự phù hợp.

Để tiết kiệm thời gian và sàng lọc một cách nhanh chóng, bạn có thể lục lại các bài chia sẻ CV trước đó bằng cách dùng keyword là  “Looking for a new job” hoặc dùng keyword là “Share CV”. Tuy nhiên, bạn cần thêm một keyword vào nữa, để đảm bảo rằng các bài share đó xuất phát từ nơi mà bạn đang cần tìm kiếm. Thường thì, chúng ta sẽ tìm kiếm ở khu vực Việt Nam, vậy keyword thứ 2 là “Viet nam”.

Nếu bạn để chữ AND vào giữa hai từ khoá, kết quả tìm kiếm chỉ thể hiện kết quả mà bao gồm cả hai từ khoá, việc này sẽ khiến bạn bị hạn chế trong việc tìm kiếm các ứng viên. Thay vào đó,  một mẹo nhỏ chính là bạn có thể dùng ký hiệu ” &” thay vì dùng từ ” AND”

Ví dụ: Luật lao động Việt Nam search HR & employer branding trên Linkedin. Kết quả sẽ trả về chỉ những ứng viên có nội dụng HR và employer branding.

No alt text provided for this image
Để được tư vấn một cách nhanh chóng, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Xem thêm: Offer Letter – 4 điều nhà tuyển dụng không thể bỏ qua!

NOT

Nếu bạn để chữ NOT vào giữa hai từ khoá khi tìm ứng viên, kết quả tìm kiếm chỉ thể hiện kết quả chứa từ khoá thứ nhất mà không bao gồm từ khoá thứ hai.

Ví dụ:search Recruiter NOT HR. Kết quả chỉ trả về những profiles ứng viên có nội dung là recruiter.

No alt text provided for this image
Để được tư vấn một cách nhanh chóng, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

OR

Khi tìm ứng viên, nếu bạn để chữ OR vào giữa hai từ khoá, kết quả sẽ cho ra một trong hai từ khoá hoặc bao gồm cả hai từ khoá.

Ví dụ: search Recruiter OR HR. Kết quả tìm kiếm có recruiter, có HR, hoặc bao gồm cả HR/Recruiter của ứng viên.

ứng viên
Để được tư vấn một cách nhanh chóng, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Dấu ngoặc kép

Dấu ngoặc kép được dùng khi bạn muốn tìm kiếm các thông tin ứng viên phù hợp một cách chính xác nhiều hơn một từ.

Ví dụ: Luật lao động Việt Nam search ứng viên ” Employer branding”. Kết quả tìm kiếm trả về chính xác các ứng viên có nội dung employer branding.

Ngoài ra, nếu bạn thêm dấu sao * vào cuối từ khoá, bạn sẽ nhận được kết quả bao gồm chính xác từ khoá như dấu ngoặc kép nhưng bạn còn nhận được các biến thể của từ khoá.

No alt text provided for this image
Để được tư vấn một cách nhanh chóng, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Dấu ngoặc đơn 

Dấu ngoặc đơn được dùng nhiều nhất khi sử dụng với cú pháp OR khi tìm kiếm các ứng viên.

Các nhà tuyển dụng thường áp dụng dấu ngoặc đơn khi tìm kiếm ứng viên có chức danh tương đương mà nhà tuyển dụng hướng đến.

Ví dụ: HR (Manager OR Director)

No alt text provided for this image
Để được tư vấn một cách nhanh chóng, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Tìm ứng viên với cú pháp Boolean search nâng cao

Kết hợp cả ngoặc kép và ngoặc đơn – “ “ and ( )

Nếu HR có nhu cầu muốn tìm một ứng viên trong một ngành hoặc một tên công ty cụ thể, bạn có thể áp dụng kết hợp ngoặc kép và ngoặc đơn.

Ví dụ: HR tìm Software developer trong ngành ngân hàng

(“Software developer”) (“bank”)

No alt text provided for this image
Để được tư vấn một cách nhanh chóng, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Kết hợp ngoặc kép, ngoặc đơn và OR

Hoặc nếu HR muốn tìm chính xác vị trí có những cách đặt chức vụ tương đương, bạn kết hợp ngoặc kép, ngoặc đơn và OR.

Ví dụ: HR muốn tìm ứng viên Content Creator hoặc Content Writer

“content” (“creator” OR “writer”)

No alt text provided for this image
Để được tư vấn một cách nhanh chóng, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Kết hợp ngoặc kép, ngoặc đơn, OR và dấu trừ (-)

Nếu HR muốn tìm ứng viên có cách đặt tên chức vụ tương đương nhưng loại trừ một yếu tố nào đó không mong muốn. HR có thể kết hợp cả ngoặc kép, ngoặc đơn, OR và dấu –

Ví dụ: HR muốn tìm vị trí Software Developer hoặc Software Engineeer nhưng không muốn hiện các bạn đang làm freelancer. Cách thức search như sau:

“software” (“developer” OR “engineer”) -“freelancer”

No alt text provided for this image
Để được tư vấn một cách nhanh chóng, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Xem thêm các bài viết khác tại Luật lao động

 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây