Tư vấn khởi kiện đòi tài sản với bên môi giới lao động

0
1258

Tóm tắt câu hỏi:

Thưa luật sư, tháng 8/2017 em được qua người môi
giới vào 1 công ty để đi đơn hàng điều dưỡng Nhật Bản. Thế nhưng người này thu tiền của em bảo để
nộp lên công ty. Sau 5 tháng học em biết đơn hàng không đi được. Em có nói chuyện với giám đốc công
ty thì công ty cũng hứa giả lại tiền. Thế nhưng công ty chỉ giả số tiền đã đóng vào, đến lúc này em
mới biết người này đã thu của em nhưng không nộp hết lên công ty. Tính ra người này cầm của em 23
triệu, em chỉ có tờ phiếu thu tiền có đóng dấu vân tay và chữ kí của hắn. Vậy em xin hỏi là em có
thể kiện hắn tội lừa đảo không ạ. Hiện tại bây giờ em gọi điện hắn nói là đang ở sài gòn, địa chỉ
gia đình em không biết. Vậy em phải làm sao ạ?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của V-law. Với thắc mắc của bạn, V-law xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Do bạn không nói rõ rằng người môi
giới cho bạn công ty xuất khẩu lao động và thu tiền của bạn để nộp cho công ty có phải nhân viên
công ty đó hay không, nên chúng tôi xin chia thành hai trường hợp để đối tượng có trách nhiệm bồi
thường cho bạn như sau:

– Trường hợp
1:
Người này là nhân viên của công ty xuất khẩu lao động.

Điều 87 quy định:“Điều 87. Trách nhiệm dân sự của

pháp nhân

1. Pháp nhân phải chịu trách
nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân
danh pháp nhân.

Pháp nhân chịu trách nhiệm dân
sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập,
đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

2. Pháp nhân chịu trách nhiệm
dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ
dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có
quy định khác.

3. Người của pháp nhân không
chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện,
trừ trường hợp luật có quy định khác.”

Nếu người này là nhân viên của công
ty, đại diện công ty ký hợp đồng đưa người lao động đi làm ở nước ngoài và nhận trách nhiệm thu
tiền của bạn, vậy khi có bất kỳ vấn đề nào phát sinh liên quan đến hợp đồng, công ty sẽ phải đứng
ra chịu trách nhiệm. Trong trường hợp của bạn, việc bạn có lấy lại được số tiền đặt cọc hay không
phụ thuộc vào nội dung các điều khoản đã giao kết trong hợp đồng của bạn với công ty. Khoản 2 Điều
17 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006 quy định:”Hợp đồng đưa người lao động đi

làm việc ở nước ngoài và Hợp đồng lao động phải có các nội dung cụ thể, phù hợp với nội dung của
Hợp đồng cung ứng lao động. Các thỏa thuận về tiền môi giới, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ của người
lao động phải được ghi trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.”

Trong trường hợp công ty vi phạm hợp
đồng về thời hạn đưa lao động đi nước ngoài thì áp dụng điều khoản phạt vi phạm hợp đồng đối với
công ty. Hoặc trường hợp hợp đồng có điều khoản quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của
người lao động khi quá thời hạn mà người lao động không được đưa đi làm việc tại nước ngoài thì bạn
có thể được trả lại tiền đặt cọc theo thoả thuận trong hợp đồng. Vì vậy cần xác định rõ các điều
khoản về vi phạm hợp đồng hoặc quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng để có căn cứ khởi kiện trong
trường hợp công ty không trả tiền hoặc trả tiền không đủ theo các điều khoản mà hai bên đã thỏa
thuận.

– Trường hợp
2:
  Người này không phải nhân viên công ty xuất khẩu lao động.

Theo thông tin bạn đã cung cấp,
người môi giới chỉ đưa cho công ty một số tiền nhất định, và tự nắm giữ 23 triệu đồng. Vậy để xác
định người môi giới có hành vi chiếm đoạt tài sản hay không còn phụ thuộc vào giao dịch dân sự giữa
bạn với người đó. Do đó cần xác định trước đó bạn và người môi giới có thực hiện giao dịch dân sự
mà qua đó, người môi giới sẽ môi giới giúp bạn đi làm công việc điều dưỡng ở Nhật qua một công
ty xuất khẩu lao động như thế nào, sẽ thu của bạn bao nhiêu tiền, trong đó người môi giới sẽ đưa
cho công ty bao nhiêu tiền, còn bản thân người này lấy phí môi giới là bao nhiêu?

Giao dịch dân sự có thể được thực
hiện bằng văn bằng, lời nói, hoặc hành vi cụ thể (Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015). Nếu giao dịch dân
sự được thực hiện qua lời nói thì bạn phải có chứng cứ chứng minh giao dịch có tồn tại như: tin
nhắn, băng ghi âm… Ở đây phiếu thu tiền có chữ ký và dấu vân tay của người môi giới chỉ chứng minh
được người này có nhận của bạn một khoản tiền (gồm tiền nộp cho công ty và 23 triệu) nhưng chưa thể
hiện được mục đích bạn đưa tiền cho người môi giới. Do đó bạn phải có căn cứ chứng minh tồn tại
giao dịch dân sự giữa hai người và hành vi cầm 23 triệu của bạn là vi phạm giao dịch đó, tức người
này có hành vi lừa dối và mong muốn hành vi lừa dối đó có kết quả (bỏ túi riêng 23 triệu), thì lúc
này bạn có quyền khởi kiện người này về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174
Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian
dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới
2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến
03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc
về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật
này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

…”

Tuy nhiên, như bạn đã nói, người môi
giới chưa có dấu hiệu bỏ trốn, thể hiện qua việc bạn vẫn liên lạc được với người đó qua điện thoại,
đồng thời người đó cũng cung cấp nơi cư trú hiện tại (Sài Gòn) nên trước hết, bạn tiếp tục liên hệ
với người đó để làm rõ về khoản tiền 23 triệu. Nếu người đó không hợp tác hay nhiều lần lấy lí do
từ chối gặp bạn, thì bạn hãy trình báo sự việc lên cơ quan công an cấp huyện để được giải quyết. Vì
bạn đang giữ giấy tờ có dấu vân tay của người môi giới, nên cơ quan điều tra sẽ giúp bạn xác định
được địa chỉ thường trú của người đó cũng như những thông tin khác liên quan đến người thân, gia
đình của người đó trong trường hợp cần thiết.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây