Trường hợp ngừng việc nào được trả lương?

0
998

Trong trường hợp người lao động phải ngừng việc, doanh nghiệp cần phải xác định nguyên nhân của ngừng việc đó là do lỗi của bên nào (do chính doanh nghiệp, do người lao động hay do lý do khách quan khác) để xác định đến việc có trả lương ngừng việc hay không?

Ký hợp đồng lao động
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Các trường hợp ngừng việc

Ngừng việc do lỗi của doanh nghiệp.

Ngừng việc do lỗi của người lao động.

Ngừng việc do sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế.

Trường hợp ngừng việc nào được trả lương?

Căn cứ theo quy định điều 99 bộ luật lao động năm 2019 quy định: Có 03 trường hợp người lao động phải ngừng việc, cách trả lương trong 03 trường hợp này được tính như sau:

Ngừng việc do lỗi của doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải trả đủ tiền lương cho người lao động. Tiền lương trả cho người lao động trong trường hợp này là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động khi người lao động phải ngừng việc và được tính tương ứng với các hình thức trả lương theo thời gian.

Ngừng việc do lỗi của người lao động

Trường hợp này, doanh nghiệp không phải trả lương cho người lao động có lỗi đó, những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Ngừng việc vì sự cố về điện, nước

(mà không do lỗi của doanh nghiệp, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như: thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế)

(i) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;

(ii) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Tiền lương ngừng việc trong trường hợp này do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Ví dụ: A là công nhân cho doanh nghiệp B. Thời gian gần đây do biến động thị trường, hàng sản xuất ra tiêu thụ không được nên doanh nghiệp B cho A nghỉ 03 ngày/tuần.

Tình huống này rơi vào trường hợp 03 nêu trên, nguyên nhân làm cho A ngừng việc không phải do lỗi của bên nào. Bởi: doanh nghiệp B gặp khó khăn về vấn đề kinh tế (hàng sản xuất ra không tiêu thụ được) nên doanh nghiệp B mới cho A nghỉ 03 ngày /tuần.

Như vậy, tiền ngưng việc lúc này mà doanh nghiệp B phải trả cho A là do hai bên tự thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Thời gian trả lương do ngừng việc

Theo quy định tại Nghị định số 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dụng của Bộ luật lao động về kỳ hạn trả lương và Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành một số điều về tiền lương của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP cũng được quy định như sau:

“Điều 23. Kỳ hạn trả lương đối với người hưởng lương tháng.

Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.

Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào một thời điểm cố định trong tháng”.

Đồng thời, theo Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành một số điều về tiền lương của Nghị định 05/2015/NĐ-CP cũng được quy định:

“Điều 5. Kỳ hạn trả lương đối với người hưởng lương tháng

Kỳ hạn trả lương đối với người hưởng lương tháng theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP được quy định như sau:

Người lao động hưởng lương tháng được trả tháng một lần hoặc nửa tháng một lần và được trả ngay trong tháng mà người lao động làm việc.

Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào một thời điểm cố định trong tháng”.

Thời hạn trả lương được xác định khác nhau tùy vào hình thức trả lương. Người lao động hưởng giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gôp một lần.

Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng 1 lần hoặc nửa tháng 1 lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào 1 thời điểm cố định trong tháng. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên, nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

Thời hạn trả lương được ghi trong hợp đồng hoặc trong quy chế trả lương, quy chế tiền lương của người sử dụng lao động. Việc thực hiện đúng kỳ hạn trả lương có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động bởi nó gắn với kế hoạch chi tiêu tài chính của bản thân và gia đình người lao động và phương án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh thu chi tài chính, việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người sử dụng lao động và của người lao động

Như vậy,thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào một thời điểm cố định trong tháng .Thời hạn trả lương tuỳ vào tính chất công việc và hình thức trả lương mà người sử dụng lao động đã lựa chọn.

Người sử dụng lao động phải tôn trọng và trả lương cho người lao động đúng thời hạn mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc theo đúng thời hạn người sử dụng lao động đã quy định phù hợp với quy định của pháp luật.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây