Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở có vai trò gì?

0
1266

Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở. Vai trò của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là gì?

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Vai trò thương lượng tập thể và ký kết thỏa ước lao động tập thể

(i) Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng thương lượng tập thể cho người tham gia thương lượng tập thể.

(ii) Tham dự phiên họp thương lượng tập thể nếu có đề nghị của một trong hai bên thương lượng tập thể.

(iii) Cung cấp, trao đổi các thông tin liên quan đến thương lượng tập thể.

Trường hợp nhận được đề nghị bằng văn bản của một trong hai bên thương lượng tập thể, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Trung ương và địa phương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm cử cán bộ tham dự phiên họp thương lượng tập thể.

Cán bộ được cơ quan, tổ chức cử tham dự phiên họp thương lượng tập thể có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến nội dung thương lượng, hướng dẫn pháp luật về lao động cho người tham gia thương lượng tập thể.

Theo đó, trách nhiệm của các chủ thể không chỉ dừng lại ở việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng thương lượng tập thể cho người tham gia thương lượng đạt được kết quả mà còn có trách nhiệm tham gia phiên họp nếu có yêu cầu của một trong hai bên.

Đây là một hình thức hoạt động của cơ chế ba bên trong thương lượng tập thể ở phạm vi doanh nghiệp và ngành, không chỉ đảm bảo quyền, lợi ích các bên mà còn của Nhà nước

Vai trò giải quyết tranh chấp lao động

(i) Cơ quan quản lý nhà nước về lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ các bên trong giải quyết tranh chấp lao động.

(ii) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức việc tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn của hòa giải viên lao động, trọng tài viên lao động trong giải quyết tranh chấp lao động.

(iii) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải chủ động, kịp thời tiến hành giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, Người lao động và người sử dụng lao động rất cần sự hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ từ nhiều phía, đặc biệt là tổ chức đại diện của mình. Việc hỗ trợ, giúp đỡ người lao động được coi là nhiệm vụ chính của công đoàn.

Vai trò tổ chức, lãnh đạo đình công

Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo. Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở. Vì vậy, vai trò của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở chính là vai trò của công đoàn cơ sở.

(i) Ở nơi có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo.

(ii) Ở nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công do tổ chức công đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của người lao động

Tính tổ chức của đình công phụ thuộc một mặt vào phương thức hành động mang tính chất tập thể và mặt khác phụ thuộc vào việc tổ chức, lãnh đạo của công đoàn đối với việc đình công đó.

Theo quy định, công đoàn là chủ thể được quyền tổ chức và lãnh đạo đình công trong doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp chưa có hoặc không có công đoàn thì công đoàn cấp trên sẽ đứng ra tổ chức và lãnh đạo cuộc đình công.

Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết để công đoàn cấp trên thực hiện vai trò đó là nguyện vọng của người lao động. Chỉ khi người lao động đề nghị thì công đoàn cấp trên mới thực hiện điều này.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây