Thủ tục tự chốt sổ bảo hiểm dành cho người lao động

0
760

Người lao động có được tự chốt sổ bảo hiểm không? Thủ tục chốt sổ bảo hiểm được thực hiện như thế nào? Đây là những thắc mắc phổ biến nhưng không phải ai cũng biết. Bài viết này sẽ cũng cấp những thông tin liên quan mà người lao động cần chú ý.

bảo hiểm thất nghiệp
    Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Người lao động có được tự chốt sổ bảo hiểm không?

Khoản 3 Điều 47 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: “Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ Bảo hiểm xã hội cùng những giấy tờ khác đã giữ lại của người lao động.”

Cùng với đó, khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 nêu rõ: “Người sử dụng lao động phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng Bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, người lao động không thể thực hiện thủ tục tự chốt sổ Bảo hiểm xã hội . Trách nhiệm chốt sổ Bảo hiểm xã hội thuộc về người sử dụng lao động (trừ trường hợp doanh nghiệp phá sản và nợ bảo hiểm nên không thể chốt sổ Bảo hiểm xã hội cho người lao động).

Sau khi kết thúc hợp đồng lao động, người sử dụng lao động cần nhanh chóng chốt sổ Bảo hiểm xã hội cho người lao động để không bị phạt tiền.

Thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động

Căn cứ theo Điều 23 Quyết định số 595/QĐ-BHXH, thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Báo giảm lao động

Để chốt sổ Bảo hiểm xã hội cho người lao động, doanh nghiệp cần làm thủ tục báo giảm lao động tham gia Bảo hiểm xã hội . Hồ sơ cần chuẩn bị để báo giảm lao động gồm:

(i) Tờ khai điều chỉnh thông tin Bảo hiểm xã hội , Bảo hiểm y tế theo mẫu TK1-TS;

(ii) Tờ khai đơn vị điều chỉnh thông tin Bảo hiểm xã hội , Bảo hiểm y tế (Mẫu TK3-TS);

(iii) Danh sách lao động tham gia Bảo hiểm xã hội , Bảo hiểm y tế , bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS);

(iv) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS);

(v) Thẻ Bảo hiểm y tế còn thời hạn sử dụng (01 bản/người).

Doanh nghiệp hoàn thiện các giấy tờ nêu trên và gửi tới cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi doanh nghiệp tham gia. Sau khi báo giảm Bảo hiểm xã hội thành công, có thể tiến hành làm hồ sơ chốt sổ Bảo hiểm xã hội .

Bước 2: Chốt sổ bảo hiểm xã hội

Hồ sơ làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm gồm:

(i) Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin Bảo hiểm xã hội , Bảo hiểm y tế (Mẫu TK3-TS);

(ii) Danh sách lao động tham gia Bảo hiểm xã hội , Bảo hiểm y tế , bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS);

(iii) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS);

(iv) Sổ Bảo hiểm xã hội của người lao động theo mẫu cũ hoặc tờ rời Bảo hiểm xã hội theo mẫu mới, trường hợp người lao động đã tham gia Bảo hiểm xã hội  nhiều lần thì chuẩn bị các bìa rời sổ Bảo hiểm xã hội (nếu có);

(v) Công văn chốt sổ của đơn vị (Mẫu D01b-TS).

Hình thức nộp hồ sơ

Doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ tới cơ quan Bảo hiểm xã hội qua mạng bằng phần mềm Bảo hiểm xã hội hoặc qua đường bưu điện để được giải quyết.

Thời gian xác nhận sổ Bảo hiểm xã hội là không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Thời hạn hoàn thành

Theo khoản 2, 3 Điều 47 Bộ luật Lao động quy định, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành thủ tục chốt sổ sổ Bảo hiểm xã hội cho người lao động. Trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài thời gian nhưng không được quá 30 ngày.

Công ty cũ phá sản, người lao động làm cách nào chốt sổ Bảo hiểm xã hội?

Trường hợp doanh nghiệp phá sản và không chốt sổ Bảo hiểm xã hội cho người lao động, để tiếp tục đóng Bảo hiểm xã hội ở nơi làm việc mới, người lao động cần thực hiện thủ tục chốt và chuyển sổ BHXH như sau:

Thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội

Theo điểm 3.2 khoản 3 Điều 46 Quyết định số 595/QĐ-BHXH, đối với đơn vị nợ tiền đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng Bảo hiểm xã hội hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thì:

(i) Đơn vị có trách nhiệm đóng đủ các loại bảo hiểm trên, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan Bảo hiểm xã hội xác nhận sổ Bảo hiểm xã hội để kịp thời giải quyết chế độ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động;

(ii) Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ Bảo hiểm xã hội đến thời điểm đã đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ Bảo hiểm xã hội.

Như vậy, khi doanh nghiệp phá sản và không thực hiện thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội, người lao động có thể liên hệ với cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi quản lý sổ Bảo hiểm xã hội đề nghị xác nhận thời gian đóng Bảo hiểm xã hội đến thời điểm doanh nghiệp bị đóng cửa.

Thủ tục chuyển số Bảo hiểm xã hội từ công ty cũ sang công ty mới

Sau khi đã hoàn thành thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội tại nơi làm việc cũ, công ty mới có trách nhiệm đăng ký tiếp nhận sổ và đóng tiếp Bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Hồ sơ theo quy định tại Điều 23 Quyết định 595 bao gồm:

(i) Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế (Mẫu TK3-TS);

(ii) Danh sách lao động tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, nghề nghiệp (Mẫu D02-TS);

(iii) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây