Thủ tục làm hồ sơ hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

0
1166

Tóm tắt câu hỏi:

Vợ tôi sinh nhày 10-01-1967 là Giáo viên tiểu học, có thời gian công tác và đóng BHXH từ tháng 9/1987 đến nay. Nay vợ tôi bị bệnh: K tuyến ức hiện tại đang điều trị bằng hóa trị(và do bị lan toản qua phổi nên bị cắt 1/3 thùy phổi trái).

Vậy nhờ các luật sư của công ty tư vấn
cho tôi về chế độ nghỉ hưu như sau: Nếu giờ này xin nghỉ việc, sau đó mới làm giám định sức khỏe để
nghỉ hưu theo luật được không? Hay là giám định SK rồi nghỉ hưu luôn bây giờ, thủ tục như thế nào
và cơ quan nào giải quyết? Mong Luật sư tư vấn cho sớm. Tran trọng cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin
tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến V-Law, Đối với yêu cầu hỗ trợ của
anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
quy định về Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

“1. Người lao động quy định tại các
điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã
hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy
định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau
đây:

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam
đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng
lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở
đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao
động từ 61% trở lên;

b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và
bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Bị suy giảm khả năng lao động từ
61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

2. Người lao động quy định tại điểm
đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị
suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ
điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một
trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở
lên;

b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề
hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.”

Nếu người vợ vẫn đang còn quan hệ
lao động vối đơn vị sử dụng lao động thì có quyền yêu cầu họ giới thiệu đi giám định
suy giảm khả năng lao động
 và đơn vị sẽ hoàn thành thủ tục hưởng
lương hưu cho người này
. Nếu người vợ xin chấm dứt hợp đồng làm việc sau đó thì
phải tự chủ động đi giám định tỷ lệ suy giả khả năng lao độngtự liên
hệ với cơ quan BHXH nơi cư trú
 để làm thủ tục nghỉ hưu trước tuổi.

Như vậy, bạn có thể căn nhắc lựa
chọn một trong hai phương án trên.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn yêu cầu
tư vấn: Thủ tục làm hồ sơ hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Nếu còn
vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ
phận luật sư tư vấn trực tuyến – Số điện thoại liên
hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ
kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây