Thủ tục giám định suy giảm khả năng lao động do tái phát tai nạn lao động.

0
1200

Tóm tắt câu hỏi:

Em bị tại nạn lao động từ năm 2007 với mức tỉ lệ suy giảm khả năng lao động là 35 %.Đến nay vết thương ngón tay đau nhức và tê cứng phải đi điều trị tại bệnh viện ,vậy cho em hỏi trường hợp của em theo luật thì có được đi giám định lần 2 sau khi điều trị về không.nếu được em phải liên hệ với nơi đang công tác hay là bảo hiểm xã hội?

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã
tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến V-Law, Đối với yêu cầu hỗ trợ
của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 45. Giám định mức suy giảm khả năng lao động – Luật bảo
hiểm xã hội 2014 quy định: 

“1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được
giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường
hợp sau đây:

a) Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn
định;

b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn
định.

….”

Như vậy nếu thương tật của a/c bị tái phát a/c có thể tiến hành thủ
tục giám định lại mức độ suy giảm khả năng lao động. Theo đó, a/c sẽ hưởng mức trợ cấp tai nạn lao
động hàng tháng theo mức suy giảm mới.

A/c có thể nộp hồ sơ yêu cầu giám định lại tại Hội đồng giám
định y khoa cấp tỉnh. Sau khi có kết luận giám định mức độ suy giảm khả năng lao động, a/c có thể
liên hệ trực tiếp với Cơ quan BHXH hoặc đơn vị đang công tác để giải quyết việc thay đổi mức hưởng
trợ cấp hàng tháng do tai nạn lao động bị tái phát.

Hồ sơ đề nghị giám định tái phát như sau:

Điều 9. Hồ sơ giám định tái phát – Thông tư số 14/2016/TT-BYT

hướng dẫn chi Tiết thi hành một
số Điều của Luật bảo hiểm xã hội thuộc lĩnh vực y tế.

“1. Giám định tai nạn lao động tái phát:

a) Giấy đề nghị giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 7
ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Các giấy tờ Điều trị vết thương tái phát:

– Đối với người lao động Điều trị nội trú: Bản sao hợp lệ
Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ
lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

– Đối với người lao động Điều trị ngoại trú: Bản sao hợp lệ
giấy tờ về khám, Điều trị bệnh, thương tật, tật do tai nạn lao động, bao gồm: sổ y bạ, sổ khám
bệnh, đơn thuốc hoặc giấy hẹn khám lại hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án Điều trị ngoại trú.

c) Biên bản Giám định y khoa lần kề trước đó.

..”

PHỤ LỤC 7

MẪU GIẤY GIỚI THIỆU ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỊNH ĐỂ HƯỞNG CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ
HỘI
(Ban hành kèm theo Thông tư s 14/2016/TT-BYT ngày 12
tháng 5 năm 2016)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-

GIẤY ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỊNH KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG

Kính gửi: ………..……………………….

Tên tôi là
…………………………………………………………………. Sinh
ngày….tháng…..năm…….

Chỗ ở hiện
tại:…………………………………………………………………………………………………….

Giấy CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu số:…….Ngày cấp:….Nơi
cấp:……………………………….

Số sổ BHXH (nếu
có):…………………………………………………………………………………………..

Nghề/công việc……………………………………………………………………………………………….

Điện thoại liên
hệ:…………………………………………………………………………………………………

Là cán bộ/ nhân viên/ thân nhân
của…………………………………………………………………………

Đề nghị được giám định mức độ suy giảm
khả năng lao động:

1. Giám định: □ lần đầu      □
lại       □
tổng hợp       □ phúc quyết

2. Loại hình giám định:

– Giám định tai nạn lao
động                                                                            □

– Giám định bệnh nghề
nghiệp                                                                          □

– Giám định thực hiện chế độ hưu
trí                                                                 □

– Giám định để hưởng chế độ tuất hàng
tháng                                                  □

– Giám định để hưởng BHXH một
lần                                                               □

Ngưi viết giấy đề
nghị

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn
đối với trường hợp của anh chị: Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13;

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn yêu cầu
tư vấn: Thủ tục giám định suy giảm khả năng lao động do tái phát tai nạn lao
động.
. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua
Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến – Số điện thoại liên hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây