Kinh nghiệm thăng tiến trong công việc–nắm chắc để thành công!

0
1887

Công việc luôn là một phần quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người, nhờ có lao động mà mỗi cá nhân có thể tạo dựng được một cuộc sống no đủ, sung túc.Bạn sẽ phải tự nắm bắt cơ hội nếu muốn thăng tiến xa hơn trong công việc. Bài viết này sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm để có thể thăng quan tiến chức trong công việc.

Chia sẻ kinh nghiệm thăng tiến trong công việc – nắm chắc để thành công!
Vui lòng liên hệ tổng đài (24/7): 1900 6198 để được tư vấn pháp luật trên nhiều lĩnh vực

Thăng tiến trong công việc là gì? Thăng tiếng tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, thăng tiến được gọi là Promote, theo cách hiểu của rất nhiều người, thăng tiến trong công việc có nghĩa là sau một thời gian làm việc, tích lũy kinh nghiệm, người lao động được tăng lương hoặc được phân công vào vị trí làm việc cao hơn.

Tuy nhiên, việc tăng lương hay thăng chức chỉ là một phần của thăng tiến, theo một cách chính xác và đầy đủ nhất, thăng tiến là việc bản thân mình tốt hơn mỗi ngày khi làm việc. Khi bắt đầu một công việc, bạn thường xuyên mắc lỗi, nhưng sau thời gian liên tục sửa đổi thì giờ bạn có thể hoàn thành công việc một cách hoàn hảo – đó cũng chính là sự thăng tiến.

Cơ hội thăng tiến là gì? Cơ hội thăng tiến tiếng Anh là gì?

Cơ hội là một khái niềm hết sức mơ hồ, được hiểu là một thời điểm hợp lý nếu chúng ta nắm bắt được thì nó có thể thay đổi cuộc sống chúng ta theo một chiều hướng tốt hơn.

Promotion opportunities là cách gọi tiếng Anh của “Cơ hội thăng tiến”, có nghĩa là một thời điểm, nếu chúng ta nắm bắt được tốt thì công việc của chúng ta sau đó sẽ có một bước chuyển mới tốt đẹp hơn. Ví dụ như khi được đề bạt lên chức vụ quản lý với trách nhiệm cao hơn, nếu từ chối thì bạn vẫn sẽ cứ là một nhân viên bình thường, nhưng nếu đồng ý tiếp nhận thì dù công việc có khó khăn hơn, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm những điều mà bạn chưa từng trải, các đãi ngộ cũng như mức lương cũng vì thế mà tăng thêm.

Xem thêm bài viết: Thăng tiến trong công việc – vén màn lộ trình thăng tiến marketing

5 Bí quyết thăng tiến trong sự nghiệp

Chia sẻ kinh nghiệm thăng tiến trong công việc – nắm chắc để thành công!
Để được giải đáp các thắc mắc pháp luật, liên hệ tổng đài (24/7): 1900 6198

Tinh thần cầu tiến mà một tinh thần tốt đẹp mà mọi doanh nghiệp đều muốn gây dựng ở mỗi nhân viên của mình, vì nhân viên có chất lượng thì mới xây dựng được nên những doanh nghiệp tầm cỡ. Sau đây sẽ là những bí quyết giúp cho mỗi người lao động có thể bứt phá trong công việc.

Tạo dựng mối quan hệ tốt với cấp trên

Việc tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên hay bất cứ thành viên nào khác tại nơi làm việc đều là một việc khuyến khích người lao động nên làm. Với tính chất làm việc vì một tập thể vững mạnh, những thành viên trong công ty kết nối với nhau để trao đổi kinh nghiệm, sự kết nối với cấp trên để đưa ra những quyết định sáng suốt xử lý những vấn đề không thuộc thẩm quyền của nhân viên.

Người lao động không nên vì mục đích được thăng tiến mà dẫn đến việc nịnh hót, phong bì hối lộ nhằm được cấp trên quan tâm, ưu ái. Việc tạo dựng mối quan hệ với cấp trên nên được thể hiện bằng sự tôn trọng với cấp trên, hòa hợp, chân thành lắng nghe các ý kiến của cấp trên, thể hiện sự nỗ lực cũng như các khả năng trong công việc của mình. Đó mới là những cách khiến bạn trở nên ấn tượng với những người quản lý cấp cao hơn của mình.

Nâng cao năng lực bản thân, tạo giá trị khác biệt

Để có thể được trả một mức lương tốt hơn hay tiếp nhận một vị trí cao hơn thì mỗi người lao động cần phải chú trọng vào việc cốt lõi nhất, đó chính là nâng cao năng lực của bản thân, tạo nên những giá trị khác biệt. Việc nâng cao năng lực khởi nguồn từ một tính cách chỉn chu, nghiêm chỉnh trong công việc từ việc rất nhỏ như đi làm đúng giờ, nói lời giữ lời, trung thực, lắng nghe, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm công việc với các đồng nghiệp khác.

Nâng cao năng lực còn thể hiện ở việc chất lượng công việc bạn đóng góp cho công ty như thế nào, việc bạn tận tâm với công việc ra sao và bạn có khả năng để quản lý hay không. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, sẽ không thể có chuyện người làm tốt mà lại bị sa thải.

Ý thức tinh thần trách nhiệm cao

Trách nhiệm của người lao động không chỉ được thể hiện trong các thỏa thuận trong hợp đồng hay quy định của luật lao động, để thăng tiến thì trách nhiệm trong công việc nên xuất phát từ chính ý thức cá nhân người lao động.

Môi trường làm việc chính là môi trường tập thể, đòi hỏi mỗi nhân viên phải biết nghĩ đến công việc chung. Mỗi khi được giao công việc, đã nhận công việc đó hoặc công việc thuộc phạm vi mình phải xử lý thì mỗi người lao động cần phải có tinh thần trách nhiệm cao, nếu không thể hoàn thành công việc vì những lý do bất khả kháng cần phải thông báo lại với các cấp quản lý, nếu không, việc bạn không hoàn thành công việc sẽ ảnh hưởng đến cả một tập thể.

Kết quả công việc không dừng lại ở hoàn thành

Để có thể thăng tiến, việc dừng lại ở hoàn thành công việc là chưa đủ, hãy luôn có tâm thế chủ động cải thiện chất lượng công việc, cố gắng hoàn thành nó trong một thời gian thu ngắn hơn, công việc đạt được mức độ tốt hơn, tránh việc bị trả về bổ sung hoặc làm lại.

Để có thể luôn không ngừng cải thiện chất lượng, tiến độ làm việc, điều đặc biệt quan trọng chính là tình yêu đối với công việc và tổ chức làm việc của mỗi cá nhân, mong muốn bản thân được tiến bộ từng ngày cũng như sự tận tâm vì sự phát triển của nơi làm việc.

Thẳng thắn đề xuất thăng tiến

Đề xuất thăng tiến thường được thể hiện ở việc đề xuất được tăng lương hoặc thăng chức. Khi bạn có đủ tự tin về năng lực, kinh nghiệm của mình cũng như tự tin bạn đã đóng góp nhiều công lao cho tổ chức, hãy mạnh dạn đề xuất để có được những bước phát triển mới trong sự nghiệp.

Tự đề xuất cũng ngầm thể hiện tinh thần cầu tiến của mỗi cá nhân, và bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có được nhân viên cầu tiến, kể cả khi bạn bị từ chối thì bạn vẫn sẽ biết được những lý do chưa được thăng tiến nhằm tiếp thu, học hỏi, phấn đấu hơn nữa trong tương lai.

Một số câu hỏi về thăng tiến

Chia sẻ kinh nghiệm thăng tiến trong công việc – nắm chắc để thành công!
Liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198 để được giải đáp các thắc mắc

Thăng quan tiến chức là gì?

Khác với thăng tiến với nghĩa là làm tốt hơn so với ngày hôm qua, thăng quan tiến chức là cụm từ thể hiện việc được lên chức, được đề bạt vị trí cao hơn một cách thuận lợi, nhanh chóng (“quan” hay “chức” là những từ thể hiện vị trí xã hội, vị trí làm việc ở thời phong kiến thực dân).

Với ý nghĩa như trên, “Thăng quan tiến chức” còn được sử dụng là một câu chúc rất phổ biến với hàm ý chúc một người sẽ mau chóng đạt được những chức vụ cao khi làm việc.

Tại sao cần thăng tiến trong sự nghiệp?

Bởi vì công việc chính là nền tảng cho việc xây dựng nên một cuộc sống cá nhân tốt đẹp, và cũng bởi tính chất đào thải trong mọi ngành nghề, kiến thức luôn luôn đổi mới, sáng tạo không ngừng. Nếu chúng ta chỉ dừng lại, chấp nhận đứng yên một chỗ có nghĩa là chúng ta đang đi thụt lùi, các lớp trẻ rồi sẽ nối đuôi nhau ra trường, vừa có tài năng vừa có sức khỏe, nếu mỗi người không chịu mày mò, nâng cao, cải tiến công việc của mình thì trong tương lai, chắc chắc những người này sẽ là những người bị đào thải đầu tiên.

Thăng tiến trong ngành khách sạn có dễ không?

Khách sạn là một ngành thuộc nhóm ngành nghề Du lịch, để có thể có phát triển tốt nhất trong ngành này thì yếu tố ngoại ngữ sẽ là một lợi thế cực kỳ lớn.

Với tính chất là một ngành dịch vụ, các nhân viên ngành này phải rèn luyện cho mình những tính cách tinh tế nhất, nắm bắt nhanh nhu cầu của khách hàng. Hầu hết những sinh viên thuộc khối ngành quản trị khách sạn đều trải nghiệm công việc trong khách sạn từ những vị trí nhỏ nhất như lễ tân, phục vụ ăn uống hay nhân viên buồng phòng, hầu hết những quản lý cấp cao sẽ đi lên từ những vị trí nhỏ nhất như thế.

Thăng tiến trong ngành khách sạn có dễ hay không, dễ thì không phải dễ nhưng nói khó cũng không phải quá khó, quan trọng nhất là đức tính cẩn thận, tỉ mẩn, thêm vào đó là sự trung thành, cầu thị trong công việc, con đường thăng tiến sẽ bắt đầu từ những phẩm chất như vậy.

Trên đây là những nội dung chia sẻ về kinh nghiệm thăng tiến, dù có nhiều yếu tố tác động đến con đường sự nghiệp nhưng hãy luôn nhớ rằng, tôi rèn phẩm chất cá nhân và năng lực chuyên môn chính là yếu tố cốt lõi tạo nên thành công trong công việc.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây