Sự có mặt của đại diện công đoàn khi xử lý kỷ luật người lao động

0
1497
Sự có mặt của đại diện công đoàn khi xử lý
kỷ luật người lao động. Khi xử lý kỷ luật lao động thì bắt buộc phải có sự có mặt của đại diện công
đoàn.


Nguồn lao động được coi là yếu tố
không thể thiếu trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, hiện
nay ở một vài quốc gia phát triển, việc già hóa dân số đang đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của
quốc gia đó, điển hình như những nước có tỉ lệ sinh thấp như Nhật Bản, Na Uy, Thụy Điển,… . Chính
vì vậy, ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nguồn lao động đóng một vai trò hết sức to lớn
trong việc tái thiết đất nước. Vì thế, pháp luật về lao động hết sức chú ý đến vấn đề xử lý kỷ luật
người lao động.

Như chúng ta đã biết, đại diện tập thể người lao động hay nói
cách khác là tổ chức công đoàn cơ sở có thể coi tổ chức nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
người lao động trong trường hợp quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động bị xâm hại theo quy
định của pháp luật về lao động hiện hành, cụ thể là

.

Theo đó, theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 123, Bộ luật
Lao động 2012 quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật người lao động thì khi tiến hành xử lý kỷ luật
người lao động thì phải có mặt của địa diện tập thể người lao động tại cơ sở, ở đây có thể được
hiểu là tổ chức công đoàn cơ sở. Tức là, khi xử lý kỷ luật người lao động thì sự có mặt của đại
diện tập thể người lao động hay nói cách khác là tổ chức công đoàn cơ sở là điều kiện cần để tiến
hành cuộc họp xử lý kỷ luật người lao động.

Ngoài quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 123, Bộ luật Lao
động 2012 thì sự có mặt của đại diện tập thể người lao động hay nói cách khác là tổ chức công đoàn
cơ sở cũng được coi là điều kiện cần để tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật người lao động. Như vậy,
theo quy định tại Khoản 1, Điều 30, Nghị định 05/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động 2012 thì người sử dụng lao động phải gửi
thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn
cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ
sở.

Như vậy, với những quy định trên của pháp luật về lao động
hiện hành sẽ giúp cho người lao động bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình, cũng như nâng cao vị
thế của người lao động đối với người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây