Quyền lợi khi người lao động bị tai nạn lao động?

0
1326
Quyền lợi khi người lao động bị tai nạn lao động? Lao động tư do không có hợp đồng khi bị tai nạn lao động có được bồi thường gì không?


Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Tôi làm mộc tại một cơ sở sản xuất đồ gỗ, tôi làm không may bị đinh bắn súng bắn vào mắt và bị tổn thương mất 60% trở lên, tôi không có hợp đồng lao động. Tôi có được hưởng quyền lợi gì không? Xin cảm ơn luật sư!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Tai nạn lao động  theo Điều 142 Bộ luật lao động 2012, Điều 12 Nghị định 45/2013/NĐ-CP được hiểu là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.

Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở.

Người lao động được xác định là có khả năng lao động và làm việc theo hợp đồng lao động được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản hoặc bằng lời nói (áp dụng với công việc tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng).

Trong trường hợp này, mặc dù bạn không ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động nhưng vẫn tồn tại một quan hệ lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động.

Do vậy, khi đang làm công việc và bạn bị đinh bắn súng bắn vào mắt thì được xác định là tai nạn lao động. Trách nhiệm người sử dụng lao động khi xảy ra tai nạn lao động theo Điều 144, Điều 145 Bộ luật lao động 2012 như sau:

– Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

– Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

– Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

  • Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
  • Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

– Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều 45.

Nếu như người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Trong trường hợp này,nếu xác định bạn bị suy giảm khả năng lao động là 60% thì bạn được hỗ trợ như sau:

Nếu do lỗi của người sử dụng lao động:

Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

Nếu do lỗi của người lao động thì trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% tính trên mức được xác định nêu trên.

Cụ thể, mới mức suy giảm khả năng lao động 61% thì mức bồi thường và mức trợ cấp theo Điều 2, Điều 3 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

Mức bồi thường:

Suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo:

Tbt = 1,5 + {(a – 10) x 0,4}

Trong đó:

– Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);

– 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;

– a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.

Theo Phụ lục 2 thì với mức suy giảm khả năng lao động là 61% thì a=21.90. Tbt = 1,5 + {(21.90 – 10) x 0,4} = 6,26 tháng tiền lương.

Mức trợ cấp (nếu do lỗi của người lao động):

Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tra bảng theo mức bồi thường tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo hoặc tính theo công thức dưới đây:

Ttc = Tbt x 0,4

Trong đó:

– Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);

– Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).

Theo Phụ lục 2 thì mức trợ cấp cho người lao động là 8,76 tháng tiền lương.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây