Quy định về sử dụng lao động dưới 15 tuổi

0
1662

Ở nước ta hiện nay việc chủ lao động sử dụng lao động là trẻ em dưới 15 tuổi không còn quá xa lạ mà dường như ngày càng phổ biến. Mọi chuyện tưởng chừng như rất bình thường khi bên sử dụng lao động đồng ý tuyển dụng và bên lao động dưới 15 tuổi tự nguyện xin được vào làm việc. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm ở đây là khi tuyển dụng lao động, người sử dụng lao động thường không thực hiện đúng những quy định pháp luật về việc sử dụng lao động là người dưới 15 tuổi, dẫn đến tình trạng nhiều lao động là người chưa thành niên bị buộc phải làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm không phù hợp với độ tuổi hay làm thêm giờ với mức lương thấp.

Luật sư Nguyễn Hoài Thương – Công ty Luật TNHH Everest- Tổng đài tư vấn (24/7):1900 6198

 Quy định pháp luật khi sử dụng lao động trẻ em dưới 15 tuổi

Tại khoản 1, khoản 3 Điều 164, Bộ Luật Lao động năm 2012 quy định về sử dụng lao động là trẻ em dưới 15 tuổi như sau: Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm các công việc nhẹ theo danh mục do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) quy định; không được sử dụng người lao động là người dưới 13 tuổi làm việc trừ một số công việc cụ thể do Bộ LĐTBXH quy định.

Thông tư 10/2013/TT-BLĐTBXH ban hành Danh mục công việc, nơi làm việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên, ngày 11 tháng 6 năm 2013, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục có Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH ban hành Danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc; áp dụng đối với tất cả doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động (sau đây gọi tắt là người sử dụng lao động).

Danh mục gồm 6 loại công việc được sử dụng lao động dưới 13 tuổi: Sử dụng người dưới 13 tuổi vào làm việc: Diễn viên: múa; hát; xiếc; điện ảnh; sân khấu kịch, tuồng, chèo, cải lương, múa rối (trừ múa rối dưới nước); vận động viên năng khiếu: thể dục dụng cụ, bơi lội, điền kinh (trừ tạ xích), bóng bàn, cầu lông, bóng rổ, bóng ném, bi-a, bóng đá, các môn võ, đá cầu, cầu mây, cờ vua, cờ tướng, bóng chuyền.

Quy định những chế tài đối với các hành vi vi phạm về việc sử dụng người lao động là người dưới 15 tuổi

Điều 19 Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định

Phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập sổ theo dõi riêng khi sử dụng lao động chưa thành niên hoặc không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người dưới 15 tuổi mà không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật, sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng lao động là người chưa thành niên làm công việc, tại nơi làm việc bị cấm sử dụng lao động chưa thành niên theo quy định tại Điều 165 của Bộ luật lao động (như mang, vác, sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ; nấu, thổi, đúc, hàn kim loại; lặn biển, đánh bắt cá xa bờ…) hoặc sử dụng người dưới 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 164 của Bộ luật lao động.

Như vậy, khi sử dụng lao động dưới 15 tuổi, người sử dụng lao động cần phải xem xét cụ thể điều kiện cũng như tuân thủ theo quy định của pháp luật lao động để tránh trường hợp vi phạm pháp luật về sử dụng lao động.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây