Quy định pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về cưỡng bức lao động

0
1016

Cưỡng bức lao động là hành vi vi phạm pháp luật lao động, theo đó, người lao động bị cưỡng bức lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.

xử lý kỷ luật lao động
      Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Khái niệm cưỡng bức lao động

Cưỡng bức lao động là (Người sử dụng lao động) buộc người lao động làm việc vượt quá những yêu cầu, điều kiện mà hai bên đã cam kết thoả thuận trong hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể.

Cưỡng bức lao động là hành vi vi phạm pháp luật lao động, theo đó, người lao động bị cưỡng bức lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.

Quy định pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về “cưỡng bức lao động”

Khoản 1 Điều 2 Công ước số 29 xác định: Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc” là chỉ mọi công việc hoặc dịch vụ mà một người bị ép buộc phải làm dưới sự đe dọa của một hình phạt nào đó và bản thân người đó không tự nguyện làm.

Để nhận diện các hành vi được xác định là lao động cưỡng bức, tạo điều kiện cho các quốc gia thành viên thực thi pháp luật, Tổ chức Lao động quốc tế đã ban hành ấn phẩm “Các dấu hiệu nhận biết lao động cưỡng bức” trong Chương trình hành động đặc biệt phòng, chống lao động cưỡng bức. Theo đó, một số dấu hiệu nhận diện được xác định bao gồm: Lạm dụng tình trạng khó khăn của người lao động; lừa gạt; hạn chế đi lại; bị cô lập; bạo lực thân thể và tình dục; dọa nạt, đe dọa; giữ giấy tờ tùy thân; giữ tiền lương; lệ thuộc vì nợ; điều kiện sống và làm việc bị lạm dụng; làm thêm giờ quá quy định.

Thêm vào đó, Công ước số 105 năm 1957 của Tổ chức Lao động quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức một lần nữa yêu cầu mọi nước thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế phê chuẩn Công ước này cam kết bãi bỏ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc và cam kết không sử dụng bất kỳ hình thức nào của loại lao động đó:

(i) Như là một biện pháp cưỡng chế hay giáo dục chính trị, hoặc như một sự trừng phạt đối với những ai đang có hoặc đang phát biểu chính kiến, hay ý kiến chống đối về tư tưởng đối với trật tự chính trị, xã hội, hoặc kinh tế đã được thiết lập;

(ii) Như là một biện pháp huy động và sử dụng nhân công vào mục đích phát triển kinh tế;

(iii) Như là một biện pháp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động;

(iv) Như một sự trừng phạt đối với việc đã tham gia đình công;

(v) Như một biện pháp phân biệt đối xử về chủng tộc, xã hội, dân tộc hoặc tôn giáo.

Ở Việt Nam, lao động cưỡng bức đã được ghi nhận khá cụ thể trong Bộ luật Lao động năm 2019. Khoản 10 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 định nghĩa: Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ.

Kế thừa quy định của Bộ luật Lao động năm 2012, khoản 2 Điều 8 Bộ luật Lao động năm 2019 khẳng định: Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động là hành vi bị nghiêm cấm theo pháp luật Việt Nam. Mặt khác, cưỡng bức lao động được coi là một trong những căn cứ để người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại điểm c khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019.

Đối với lao động giúp việc gia đình, khoản 1 Điều 165 Bộ luật Lao động năm 2019 nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây