Quốc tịch của Viên chức lãnh sự được quy định như thế nào?

0
751

Viên chức lãnh sự là người có nhiệm vụ thi hành chức năng lãnh sự, kể cả người đứng đầu cơ quan lãnh sự. Viên chức lãnh sự gồm viên chức lãnh sự chuyên nghiệp và viên chức lãnh sự danh dự. Viên chức lãnh sự chuyên nghiệp trên nguyên tắc phải là người có quốc tịch nước cử.

       Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quốc tịch của Viên chức lãnh sự được quy định như thế nào?

Quốc tịch của Viên chức lãnh sự được xác định theo nguyên tắc như sau:

(i) Về nguyên tắc, viên chức lãnh sự phải là người có quốc tịch Nước cử.

(ii) Nước cử không được cử người có quốc tịch của Nước tiếp nhận làm viên chức lãnh sự trừ các trường hợp khi được Nước đó đồng ý rõ ràng và bất cứ lúc nào Nước đó cũng có thể rút lại sự đồng ý ấy.

(iii) Nước tiếp nhận có thể dành cho mình quyền như vậy đối với công dân của một nước thứ ba không đồng thời là công dân của nước cử.

Điều này được quy định tại Điều 22 Công ước viên về quan hệ lãnh sự năm 1963, cụ thể như sau:

Điều 22: Quốc tịch của viên chức lãnh sự

(i) Về nguyên tắc, viên chức lãnh sự phải là người có quốc tịch Nước cử.

(ii) Không được cử người có quốc tịch của Nước tiếp nhận làm viên chức lãnh sự trừ khi được Nước đó đồng ý rõ ràng và bất cứ lúc nào Nước đó cũng có thể rút lại sự đồng ý ấy.

(iii) Nước tiếp nhận có thể dành cho mình quyền như vậy đối với công dân một Nước thứ ba không đồng thời là công dân nước cử.

Quyền liên lạc và tiếp xúc với công dân Nước cử của viên chức lãnh sự

Điều 36 Công ước viên về quan hệ lãnh sự năm 1963 quy định về việc liên lạc và tiếp xúc với công dân Nước cử, cụ thể như sau:

Viên chức lãnh sự được tự do liên lạc với công dân Nước cử và tiếp xúc với họ. Công dân nước cử cũng được quyền tự do như vậy trong việc liên lạc và tiếp xúc với viên chức lãnh sự của Nước cử;

Viên chức lãnh sự có quyền đến thăm công dân của nước Cử đang bị tù, tạm giam hoặc tạm giữ; nói chuyện, liên lạc thư từ và thu xếp việc đại diện pháp lý cho người đó. Trong khu vực lãnh sự của mình, viên chức lãnh sự cũng có quyền đến thăm bất cứ công dân nào của Nước cử đang bị tù, bị tạm giam hoặc tạm giữ theo một bản án. Tuy nhiên, viên chức lãnh sự phải kiềm chế hành động thay mặt cho công dân đang bị tù, bị tạm giam hoặc tạm giữ nếu người đó phản đối rõ ràng việc làm như vậy.

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của viên chức lãnh sự chuyên nghiệp

Sự bất khả xâm phạm về thân thể viên chức lãnh sự được quy định tại Điều 41 Công ước viên về quan hệ lãnh sự năm 1963 quy định cụ thể như sau:

Điều 41: Sự bất khả xâm phạm về thân thể viên chức lãnh sự

(i) Viên chức lãnh sự không bị bắt hay bị tạm giam chờ xét xử, trừ trường hợp phạm tội nghiêm trọng và theo quyết định của cơ quan tư pháp có thẩm quyền.

(ii) Ngoài trường hợp nêu ở khoản 1 Điều này, viên chức lãnh sự không bị bỏ tù hay hạn chế tự do cá nhân dưới bất cứ hình thức nào, trừ phi phải thi hành một quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan tư pháp.

(iii) Nếu một quá trình tố tụng hình sự được tiến hành đối với một viên chức lãnh sự thì người đó phải ra trước nhà chức trách có thẩm quyền. Tuy nhiên, vì cương vị chính thức của viên chức lãnh sự, quá trình tố tụng đối với người này phải được tiến hành với sự tôn trọng thích đáng và phải tiến hành sao cho càng ít gây trở ngại đến việc thực hiện chức năng lãnh sự càng tốt, trừ trường hợp nêu ở khoản 1 của Điều này. Khi cần phải tạm giam một viên chức lãnh sự trong hoàn cảnh nêu ở khoản 1 Điều này, việc tiến hành tố tụng đối với người đó phải tiến hành trong thời gian sớm nhất.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây