Những quy định mới về thương lượng tập thể

0
3457

Thương lượng tập thể được tiến hành theo nguyên tắc thiện chí, bình đẳng, hợp tác, công khai và minh bạch, được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất. 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Hồ Thị Ngọc Ánh – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Thương lượng tập thể là gì?

Theo Điều 65 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: “Thương lượng tập thể là việc đàm phán, thỏa thuận giữa một bên là một hoặc nhiều tổ chức đại diện người lao động với một bên là một hoặc nhiều người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định”.

Nội dung của thương lượng tập thể

Điều 67 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về nội dung của thương lượng tập thể. Theo đó, các bên thương lượng lựa chọn một hoặc một số nội dung sau:

Tiền lương, trợ cấp, nâng lương, thưởng, bữa ăn và các chế độ khác;

Mức lao động và thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca;

Bảo đảm việc làm đối với người lao động;

Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động;

Điều kiện, phương tiện hoạt động của tổ chức đại diện người lao động; mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động;

Cơ chế, phương thức phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động;

Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ thai sản, nghỉ hằng năm; phòng, chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.

Quy định về tham dự phiên họp thương lượng tập thể

Liên quan đến trách nhiệm của tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động trong việc tham dự phiên họp thương lượng, Điều 17 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 nêu rõ:

Trường hợp nhận được đề nghị bằng văn bản của một trong hai bên thương lượng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Trung ương và địa phương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm cử cán bộ tham dự phiên họp.

Cán bộ được cơ quan, tổ chức cử tham dự phiên họp thương lượng có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến nội dung thương lượng, hướng dẫn pháp luật về lao động cho người tham gia thương lượng.

sử dụng lao động
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Quy trình thương lượng tập thể

Quy trình thương lượng tập thể theo quy định tại Điều 71 Bộ luật lao động 2012 bao gồm: (i) quy trình chuẩn bị thương lượng và (ii) quy trình tiến hành thương lượng; Quy trình chuẩn bị thương lượng là quy trình vô cùng quan trọng, việc tiến hành thương lượng thành công hay thất bại là do trong quá trình chuẩn bị đã sắp sếp một cách khoa học cũng như ổn thỏa chưa. Quy trình chuẩn bị bao gồm: (i) Trước khi bắt đầu phiên họp thương lượng ít nhất 10 ngày, người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, khi tập thể lao động yêu cầu trừ những bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người sử dụng lao động; (ii) Lấy ý kiến của tập thể lao động (Đại diện thương lượng của bên tập thể lao động lấy ý kiến trực tiếp của tập thể lao động hoặc gián tiếp thông qua hội nghị đại biểu của người lao động về đề xuất của người lao động với người sử dụng lao động và các đề xuất của người sử dụng lao động với tập thể lao động); (iii) Thông báo nội dung thương lượng (Chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi bắt đầu phiên họp thương lượng, bên đề xuất yêu cầu thương lượng phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết về những nội dung dự kiến tiến hành thương lượng).

Quy trình tiến hành thương lượng bao gồm: (i) Tổ chức phiên họp thương lượng (Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức phiên họp thương lượng theo thời gian, địa điểm do hai bên đã thỏa thuận.Việc thương lượng phải được lập biên bản, trong đó phải có những nội dung đã được hai bên thống nhất, thời gian dự kiến ký kết về các nội dung đã đạt được thoả thuận; những nội dung còn ý kiến khác nhau); (ii) Biên bản phiên họp thương lượng phải có chữ ký của đại diện tập thể lao động, của người sử dụng lao động và của người ghi biên bản.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây