Những điểm mới về tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích trong Bộ luật lao động năm 2012

0
1417

Những điểm mới trong Phần chung về tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Bộ Luật Lao Động năm 2012 so với Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006.

a. Về mặt hình thức.

Các Điều luật ở Bộ Luật Lao Động năm 2012 (BLLĐ 2012) nói chung đều được đặt tên dễ dàng cho việc tra cứu.

Các khái niệm, định nghĩa về Tranh chấp lao động; tranh chấp lao động tập thể về quyền, hay tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và các khái niệm khác được tách riêng và quy định trong BLLĐ 2012 tại Điều 3. Giải thích từ ngữ.

b. Về nội dung.

– Trong định nghĩa về Tranh chấp lao động tập thể lao động về lợi ích tại BLLĐ 2012 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2006 thì đều có thuật ngữ “điều kiện lao
động mới”. Trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2006 thì có quy định khái niệm về Điều kiện lao động mới tại Khoản 5 – Điều 157 để giải thích bổ sung cho Khoản 3 – Điều 157 (Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2006). Tuy nhiên, đến BLLĐ năm 2012 thì hoàn toàn không có điều khoản nào giải thích về Điều kiện lao động mới như trước đây. Mà BLLĐ 2012 chỉ có quy định về Sửa đổi bổ, sung chấm dứt hợp đồng lao động tại Mục 3- Chương III.

– Về nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động: Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2006 thì chỉ có quy định 4 nguyên tắc tại Điều 158; còn BLLĐ 2012 thì quy định 6
nguyên tắc, và các nguyên tắc này có 1 số sự khác biệt so với Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2006.

– Hòa giải viên: Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2006 tại Điều 163 có quy định: “Hoà giải viên lao động do cơ quan lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh cử để tiến hành hoà giải các tranh chấp lao động quy định tại Điều 157 của Bộ luật này, tranh chấp về thực hiện hợp đồng học nghề và chi phí dạy nghề.”; tuy nhiên đến BLLĐ 2012 có sự khác biệt:
“Điều 198. Hòa giải viên lao động:

1. Hoà giải viên lao động do cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cử để hoà giải tranh chấp lao động và tranh chấp về hợp đồng đào
tạo nghề.

2. Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thẩm quyền bổ nhiệm hòa giải viên
lao động.

Hòa giải viên theo Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006 thì ngoài việc hòa giải các tranh chấp lao động (cá nhân, tập thể tại Điều 157) thì có thể hòa giải tranh chấp về thực hiện hợp đồng học nghề và chi phí học nghề nhưng đến BLLĐ 2012 ngoải việc hòa giải tranh chấp lao động thì chỉ còn quy định hòa giải tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề, không giống với Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006.

Về tiêu chuẩn Hòa giải viên, hiện nay Chính phủ quy định cũng có thay đổi (Nghị định số 46/2013/NĐ-CP, Chương 2), và các quy định khác về Hòa giải viên cũng có sự thay đổi
(Thông tư 08/2013/NĐ-CP).

– Về Hội đồng hòa giải lao động cơ sở: Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006 có quy định về Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, nhưng đến BLLĐ 2012 thì đã bỏ quy định về Hội đồng hòa giải lao động cơ sở.

– Về Hội đồng trọng tài lao động, thì Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006 có quy định nhiệm kỳ là 3 năm, nhưng BLLĐ năm 2012 tại Điều 199. Hội đồng trọng tài lao động thì không quy định nhiệm kỳ.

Lưu ý: Thư mục bài tập luật là thư mục đăng tải các bài viết, quan điểm pháp lý của sinh viên luật đang còn trên ghế nhà trường. Các quan điểm pháp lý nêu trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và chủ yếu phục vụ cho mục đích nghiên cứu – học tập về pháp luật trên ghế nhà trường. Đề nghị quý khách hàng không coi đây là ý kiến chính thức của các Luật sư để giải quyết vấn đề trên thực tế!

Để được các Luật sự tư vấn miễn phí, quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 1900.6198 để được tư vấn – hỗ trợ nhanh nhất!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây