Nhận biết công ty xuất khẩu lao động lừa đảo

0
1576

Với suy nghĩ đổi đời, ngày càng nhiều lao động có nhu cầu đi xuất khẩu. Nắm được thị hiếu này, nhiều công ty xuất khẩu lao động ra đời, nhưng không ít trong số đó lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của người dân để lừa đảo.

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198

Xuất khẩu lao động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Trong đó, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ này phải có vốn pháp định là 05 tỷ đồng (theo Điều 3 NGhị định 126/2007/NĐ-CP) và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép.

Dấu hiệu nhận biết công ty xuất khẩu lao động lừa đảo

Thứ nhất, không có Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Chỉ khi có Giấy phép hoạt động thì doanh nghiệp mới được đưa người lao động đi xuất khẩu. Trường hợp không được cấp phép mà vẫn thực hiện hoạt động này thì bị coi là vi phạm pháp luật.

Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, người lao động có thể dễ dàng tìm hiểu các thông tin này trên website của công ty.

Thứ hai, tiền môi giới phải trả vượt quá 01 tháng lương cho 01 năm hợp đồng

Thời gian làm việc của người lao động đi làm ở nước ngoài thường được tính theo năm và trước khi quyết định lựa chọn công việc cũng như nước tiếp nhận thì người lao động nên tìm hiểu cụ thể mức lương mà mình nhận được.

Đây không đơn giản là thu nhập mà còn là căn cứ để xác định các khoản chi phí người lao động phải trả cho doanh nghiệp.

Theo quy định mức trần tiền môi giới cho các thị trường không vượt quá 01 tháng lương/người lao động cho một năm hợp đồng.

Tiền lương (tính theo tháng) để làm căn cứ xác định mức tiền môi giới là tiền lương cơ bản theo hợp đồng không bao gồm tiền làm thêm giờ, tiền thưởng và các khoản trợ cấp khác.

Thứ ba, tổng mức tiền dịch vụ tối đa phải nộp vượt quá 03 tháng lương theo hợp đồng/người/hợp đồng

Tương tự như tiền môi giới, mức tiền dịch vụ người lao động phải nộp cho doanh nghiệp:

Mức trần tiền dịch vụ không quá 01 tháng lương (hoặc tiền trợ cấp tu nghiệp) theo hợp đồng cho một năm làm việc. Tổng mức tiền dịch vụ tối đa không quá 03 tháng lương theo hợp đồng/người/hợp đồng.

Tiền lương làm căn cứ xác định mức tiền dịch vụ được thực hiện như tiền lương làm căn cứ xác định mức tiền môi giới.

Thứ tư, tiền ký quỹ vượt quá 3.000 USD

Người lao động và doanh nghiệp dịch vụ thỏa thuận về việc ký quỹ theo ngành, nghề, nước tiếp nhận lao động với mức tiền ký quỹ không quá mức trần theo Thông tư 21/2013/TT-BLĐTBXH

Nếu doanh nghiệp yêu cầu người lao động ký quỹ vượt số tiền nêu trên thì người lao động có quyền nghi ngờ và nên xem xét cẩn thận trước khi giao tiền cho doanh nghiệp.

Thứ năm, hứa hẹn một công việc với mức lương hấp dẫn ở nước ngoài

Thủ đoạn này thường được các công ty áp dụng với những lao động vùng sâu, vùng xa, bị hạn chế trong việc tiếp cận thông tin hoặc những người đang có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế với mong muốn “đổi đời”.

Do đó, nếu có nhu cầu xuất khẩu lao động thì người lao động cũng nên cân nhắc kĩ lưỡng khi nghe những lời mời chào, hứa hẹn hấp dẫn.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  • Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  • Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  • Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, Email: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây