Nguyên tắc xây dựng định mức lao động

0
2122

Định mức lao động là lượng lao động hao phí được quy định để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc một khối lượng công việc đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức sẵn xuất, kĩ thuật, tâm sinh lí và kinh tế – xã hội nhất định. Nguyên tắc xây dựng định mức lao động được quy định tại Nghị định 49/2013/NĐ – CP.

Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Định mức lao động là gì?

Định mức lao động là những quy định về số lượng hoặc khối lượng, sản lượng, chất lượng sản phẩm (công việc, dịch vụ…) tương ứng với một lượng thời gian lao động, áp dụng cho những nhóm công việc, lao động nhất định trong phạm vi cụ thể. Định mức lao động được xây dựng phù hợp với công việc, công đoạn và toàn bộ quá trình lao động căn cứ vào trình độ của người lao động, tiêu chuẩn lao động và yêu cầu công việc. Định mức lao động là cơ sở quan trọng để xây dựng kế hoạch lao động, tổ chức, quản lí lao động và tính toán mức trả lương cho người lao động.

Theo quy định của pháp luật, định mức lao động là một trong các cơ sở để người sử dụng lao động tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động. Do đó, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm xây dựng định mức lao động trên cơ sở các nguyên tắc do Chính phủ quy định.

Định mức lao động là một thuật ngữ phổ biến trong quá trình lao động ảnh hưởng đến đơn giá tiền lương, giá thành đơn vị sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Định mức lao động được biểu hiện dưới các hình thức: định mức thời gian, định mức sản lượng, định mức phục vụ và là một nội dung chủ yếu của thoả ước lao động tập thể, trong đó các bên tham gia quan hệ lao động thương lượng, thoả thuận mức cụ thể của từng loại định mức, nguyên tắc thay đổi định mức, cách thức giao định mức, các định mức tiêu hao vật tư, nguyên liệu… trong phạm vi khống chế (mức tối thiểu và tối đa) của pháp luật.

Xác định định mức lao động hợp lí và đơn giá tiền lương cho từng loại định mức góp phần thúc đẩy sản xuất, tăng năng suất lao động. Khi xác định định mức lao động cho từng loại công việc, ngành nghề phải trên cơ sở điều kiện thực tế về tính chất, mức độ phức tạp hay nặng nhọc của công việc, khả năng thực hiện định mức.

Nguyên tắc xây dựng định mức lao động

Nguyên tắc xây dựng định mức lao động được quy định tại Nghị định 49/2013/NĐ – CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương tại Điều 8 như sau: “1. Định mức lao động được thực hiện cho từng bước công việc, từng công đoạn và toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở tổ chức lao động khoa học, tổ chức sản xuất hợp lý. 2. Mức lao động được xây dựng trên cơ sở cấp bậc của công việc hoặc chức danh, phù hợp với cấp bậc, trình độ đào tạo của người lao động, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật của máy móc thiết bị và bảo đảm các tiêu chuẩn lao động. 3. Mức lao động phải là mức trung bình tiên tiến, bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời gian làm việc tiêu chuẩn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. 4. Mức lao động mới phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức. Doanh nghiệp phải thông báo cho người lao động biết ít nhất 15 ngày trước khi áp dụng thử. Thời gian áp dụng thử tùy theo tính chất công việc, nhưng tối đa không quá 3 tháng và phải đánh giá việc thực hiện mức. Trường hợp trong thời gian làm việc tiêu chuẩn, mức thực tế thực hiện tính theo sản lượng thấp hơn 5% hoặc cao hơn 10% so với mức được giao, hoặc mức thực tế thực hiện tính theo thời gian cao hơn 5% hoặc thấp hơn 10% so với mức được giao thì doanh nghiệp phải điều chỉnh lại mức lao động. 5. Mức lao động phải được định kỳ rà soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh mức lao động, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp”.

Lưu ý: Khi xây dựng định mức lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tạo cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây