Người sử dụng lao động có được chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ mang thai không?

0
1161
Đây là một quy định có tính nhân văn cao
nhằm bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em. Nếu người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng
với người lao động nữ đang mang thai hoặc xử lý kỷ luật


Căn cứ
khoản 3 Điều 39 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về  trường hợp người sử dụng lao động không
được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động: “Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều
155 của Bộ luật này”.
Khoản 3 Điều 155 Bộ luật lao động quy định về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ: ” Người sử dụng
lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do
kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao
động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc
người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động”.
Điểm d Khoản 4 điều 123 Bộ luật lao động quy đinh: “Không được xử lý kỷ luật lao động đối
với người lao động đang trong thời gian sau đây:.. Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao
động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi…”.
Khoản 4 điều 155 Bộ luật lao động cũng quy định: “Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi
sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ
không bị xử lý kỷ luật lao động”.
Như vậy đối với lao động nữ khi đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, hợp đồng lao động
chỉ được chấm dứt khi:
Hợp đồng hết thời hạn
Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động
Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích
hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
Đây là một quy định có tính nhân văn cao nhằm bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em. Nếu người sử
dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động nữ đang mang thai hoặc xử lý kỷ
luật lao động với họ là trái quy định của pháp luật.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây