Người lao động tự ý nghỉ việc phải giải quyết thế nào?

0
1287
Người lao động tự ý nghỉ việc phải giải
quyết thế nào? Thủ tục sa thải người lao động do tự ý nghỉ việc.


Tóm tắt câu hỏi:

Chị A là nhân viên cấp dưỡng theo hợp đồng 68. Tuy
nhiên chị A tự ý nghỉ việc không có lý do đã hơn 2 tháng. Hiện tại chị đã đi khỏi địa phương nên
không thể liên hệ được. Vậy đơn vị sử dụng lao động phải tiến hành thủ tục xử lý như thế nào? Và hồ
sơ xử lý gồm những giấy tờ gì? Rất mong luật sư tư vấn, trợ giúp. Tôi xin chân thành cảm
ơn.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Theo Khoản 3 Điều 126 Bộ luật Lao động 2012 quy định
về việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau:

3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn
trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính
đáng 

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng
bao gồm: thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao
động. 

Khoản này được hướng
dẫn bởi Điều 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 1 năm 2015:

Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với
người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự
ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng đồn trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà
không có lý do chính đáng.

Trong trường hợp của bạn, chị A đã tự ý nghỉ việc
không có lý do đã hơn 2 tháng và chị A đã đi khỏi địa phương, không thể liên hệ được. Như vậy, công
ty bạn có thể áp dụng hình thức kỷ luật sa thải với chị A.

Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định về trình tự
xử lý lỷ luật lao động:

Trình tự xử lý kỷ luật lao động tại Điều 123 của Bộ
luật Lao động được quy định như sau:

1. Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật
lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa
thành lập công đoàn cơ sở, người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao
động dưới 18 tuổi ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp. 

2. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự
được thông báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần
thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động
tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không
được xử lý kỷ luật quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao động. 

3. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành
viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự
cuộc họp quy định tại Khoản 1 Điều này và người lập biên bản. Trường hợp một trong các thành phần
đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do. 

4. Người giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 3
Nghị định này là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động.
Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động chỉ có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động theo hình
thức khiển trách. 

5 . Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ
luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo Điều 124 của Bộ luật Lao
động, Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được gửi đến các thành phần tham dự phiên họp xử lý kỷ
luật lao động.

Hồ sơ xử lý kỷ luật lao động bao
gồm:

– Bản tường
trình của người lao động được nộp cho người sử dụng lao động tối đa 05 ngày (ngày làm việc) kể từ
ngày người sử dụng lao động yêu cầu.

– Các tài liệu
có liên quan như:

+ Hợp đồng lao
động, Biên bản sự việc xảy ra.

+ Đơn tố cáo,
chứng từ hóa đơn và các tài liệu khác (nếu có).

– Hồ sơ được
bổ sung thêm trong các trường hợp sau:

+ Trường hợp
bị tạm giam, tạm giữ văn bản của cơ quan có thẩm quyền bắt tạm giam, tạm giữ; văn bản kết luận của
cơ quan có thẩm quyền khi hết thời hạn tạm giam, tạm giữ.

+ Trường hợp
đương sự vắng mặt văn bản thông báo ba lần

+ Trường hợp
nghỉ việc có lý do chính đáng: giấy tờ được coi là có lý do chính đáng;

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây