Người lao động tiếp tục làm việc sau khi hết hợp đồng thử việc

0
1569
Người lao động tiếp tục làm việc sau khi hết
hợp đồng thử việc. Công ty không thanh toán tiền lương sau khi kết thúc thời gian thử
việc.


Tóm tắt câu hỏi:

Xin tư vấn, về vấn đề
nghỉ việc không được trả lương cụ thể như sau: ngày 15/03/2017 tôi có vào làm tại 1 công ty,
qua buổi phỏng vấn có trao đổi trúng tuyển sẽ thử việc trong vòng 1 tháng. Nhưng làm đến tháng thứ
2 vân không thấy công ty ký hợp đồng hay giấy tờ gì. Trong khoảng thời gian đó do vấn đề sức khỏe
không cho phép tôi có viết đơn xin nghỉ nhưng giám đốc công ty không cho nghỉ. Vì vấn đề sức
khỏe nên tôi không thể làm khác được, và công ty đã không trả lương cho tôi. Vào tháng 8 vừa
qua do tôi gọi điện hỏi về lương và nhận được 1 email là tạm giữ lương nhưng không có thời gian cụ
thể là giữ đến khi nào. Rất mong các luật sư giúp tôi giải đáp thắc mắc này
ạ?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu
hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan
điểm tư vấn của mình như sau:

Căn cứ Điều
29 Bộ Luật lao động 2012 quy định:

“1. Khi việc làm thử
đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao
động.

2. Trong thời gian
thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi
thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.”

Như vậy, sau khi việc
làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Trong thời gian thử việc, nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận thì 2 bên có
quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi
thường.

Căn cứ theo Điều
7 Nghị định 05/2015/NĐ – CP cũng có quy định về nghĩa vụ thông báo kết quả thử
việc.

“Điều 7. Thông báo kết quả về việc làm
thử

1. Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc
thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định
tại Khoản 1 và 2 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho
người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu
cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao
động với người lao động.

2. Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người
lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Bộ luật Lao
động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã
làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp
đồng lao động với người lao động.”

Theo đó, khi hết
thời gian thử việc mà công ty không ký kết hợp đồng lao động với người lao động, người lao động
cũng không được thông báo kết quả thử việc và vẫn tiếp tục làm việc cho công ty, thì người lao động
đương nhiên được làm việc chính thức.

Giữa bạn và
công ty khi thỏa thuận thử việc chỉ bằng miệng chứ không giao kết bằng văn bản. Thỏa thuận này
không được trái với quy định pháp luật. Như vậy, hợp đồng thử việc giao kết bằng miệng không trái
với quy định của pháp luật. Hai bên thỏa thuận sau 1 tháng thử việc sẽ được ký hợp đồng
lao động nhưng làm việc sang tháng thứ 2 mà vẫn không được ký hợp đồng lao động. Sau khi
kết thúc thời gian thử việc mà bạn vẫn tiếp tục đi làm ở công ty thì vẫn sẽ tính đi làm việc bình
thường thì mặc dù không có ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản, bạn vẫn được xác định là lao động
làm việc theo hợp đồng lao động chính thức tại công ty. Thời hạn của hợp đồng lao động chính được
xác định theo thoả thuận giữa các bên đã giao kết.

Trong trường hợp
sau khi kết thúc hợp đồng thử việc và đã chuyển thành hợp đồng lao động thì việc người lao động đơn
phương chấm dứt hợp đồng phải đảm bảo đúng quy định về thời gian báo trước và nghĩa vụ của người
lao động khi chấm dứt hợp đồng. Căn cứ theo thỏa thuận ban đầu giữa bạn và công ty để xác định hợp
đồng chính thức là hợp đồng có thời hạn hay không có thời hạn.

Khoản 1 Điều 37 Bộ luật lao động 2013 quy định người
lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo
một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

+ Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm
làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao
động;

+ Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không
đúng thời

+ Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao
động;

+ Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không
thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

+ Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân
cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

+ Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ
định

+ Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị
trong thời gian dài theo quy định

Khi đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động ngoài bảo đảm căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động theo
Khoản 1 Điều 37 Bộ luật Lao động 2012, thì còn phải báo trước cho người sử dụng lao động thời
gian nghỉ việc tùy từng loại hợp đồng theo khoản 2, điều 37 Luật lao đồng 2012.

– Báo trước ít nhất 03 ngày đối với hợp đồng mùa vụ
hoặc một công việc có thời hạn dưới 12 tháng

– Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng xác định thời hạn
(từ 1 năm đến dưới 3 năm)

– Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng không xác định
thời hạn

Như vậy, đối chiếu theo quy định trên
vào trường hợp của bạn, ngày 15/3/2017, bạn vào làm việc tại công ty, và có thoả thuận thử
việc trong thời hạn 01 tháng. Sau khi kết thúc thời gian thử việc, bạn vẫn tiếp tục làm việc tại
công ty nhưng công ty không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với bạn, như vậy, trong trường
hợp này, bạn đã được xác định là chuyển sang làm việc theo hợp đồng lao động chính thức, loại hợp
đồng và thời hạn hợp đồng phụ thuộc vào sự thoả thuận ban đầu giữa các bên. Công ty phải bảo đảm
thực hiện các chế độ lao động đối với bạn theo hợp đồng lao động chứ không phải hợp đồng thử việc.
Trong thời gian này, bạn muốn chấm dứt hợp đồng lao động do sức khoẻ không bảo đảm, nếu không thoả
thuận được công ty thì bạn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, khi đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động thì bạn cần phải bảo đảm căn cứ và thời hạn báo trước theo Điều 37 Bộ
luật Lao động 2012, nếu không bảo đảm đủ căn cứ và thời gian báo trước thì bạn sẽ phải bồi thường
do đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật theo Điều 42 Bộ luật lao động 2012 như
sau:

+ Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường
cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

+ Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì
phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao
động trong những ngày không báo trước.

+ Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng
lao động theo quy định.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây