Người lao động nghỉ việc không lương, cần biết

0
1234

Trong nhiều trường hợp, người lao động có nhu cầu nghỉ phép không lương, nhưng không phải người lao động nào cũng hiểu rõ về quyền lợi của mình khi nghỉ không lương.

Bài tư vấn pháp luật lao động được thực hiện bởi: Luật gia Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

– Số ngày nghỉ không lương trong năm

Theo Điều 116 Bộ luật Lao động 2012, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp:

(i) Kết hôn: Nghỉ 03 ngày;

(ii) Con kết hôn: Nghỉ 01 ngày;

(iii) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chế: Nghỉ 03 ngày;

Trong trường hợp ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị em ruột kết hôn, người lao động được nghỉ không lương 01 ngày, nhưng phải thông báo với người sử dụng lao động.

Ngoài trường hợp nêu trên, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Như vậy, pháp luật hiện hành không giới hạn số ngày nghỉ không lương trong năm. Mỗi năm người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ không lương phụ thuộc vào sự thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động.

– Nghỉ không lương có được đóng bảo hiểm xã hội?

Bên cạnh băn khoăn về số ngày nghỉ không lương trong năm thì việc nghỉ không lương có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không cũng là vấn đề được nhiều người lao động quan tâm.

Theo Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH và Quyết định số 959/QĐ-BHXH, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Bên cạnh đó, theo hướng dẫn tại Công văn số 1904/BHXH-CĐ của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh vào cuối tháng 9 vừa qua, trường hợp người lao động vừa có ngày nghỉ không lương trên 14 ngày làm việc, vừa có thời gian nghỉ ốm đau và tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì vẫn được thanh toán trợ cấp ốm đau theo quy định của pháp luật.

Tóm lại, nếu người lao động nghỉ không lương từ 14 ngày làm việc/tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội và thời gian nghỉ không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội; trường hợp người lao động nghỉ dưới 14 ngày thì vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội theo mức quy định

– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây