Người lao động có thể tự mình chốt sổ bảo hiểm xã hội không?

0
1252
Tôi hiện đang giữ sổ bảo hiểm xã hội nhưng
tất nhiên trong sổ đó công ty chưa chốt. Vậy tôi có thể mang sổ đó đến BHXH để tự chốt sổ hay
không? Thủ tục như thế nào?



Tóm tắt câu hỏi:

Kính chào các chuyên gia tư vấn pháp luật!

Tôi làm cho một công ty tại Đồng Nai được hơn 3 năm. Hiện nay
do mâu thuẫn với giám đốc công ty nên họ không chấp nhận đơn xin nghỉ việc của tôi, cũng như gây
khó khăn không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho tôi. Vậy cho tôi hỏi là:
1. Tôi hiện đang giữ sổ bảo hiểm xã hội nhưng tất nhiên trong sổ đó công ty chưa chốt. Vậy tôi có
thể mang sổ đó đến BHXH để tự chốt sổ hay không? Thủ tục như thế nào?

2. Trong trường hợp không chốt được sổ ở công ty cũ. Tôi xin
vào công ty mới và lấy sổ BHXH này chấp nhận đóng lại từ đầu (bỏ khoảng thời gian đã đóng ở công ty
cũ) thì có vướng mắc gì không?

3. Trong trường hợp không chốt được sổ BHXH ở công ty cũ thì
có cách nào để tránh rắc rối về BHXH sau này khi tôi đi làm công ty khác không?

Rất mong sớm nhận được hồi âm từ các chuyên gia và xin cảm ơn
nhiều!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Thứ nhất, việc công ty không chấp nhận đơn xin thôi việc nên
không hoàn thành thủ tục xác nhận sổ bảo hiểm xã hội cho bạn là sai quy định của pháp
luật.

Điều 47, Bộ Luật lao động 2012 quy định về trách nhiệm của
người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động, trong đó có “trách nhiệm hoàn thành thủ tục
xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại
của người lao động”.

Hành vi này của công ty có thể bị có thể bị xử phạt hành
chính theo quy định tại Khoản 1, Điều 8 Nghị định 95/2013/NĐ-CP: không hoàn thành thủ
tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao
động theo quy định tại Khoản 3 Điều 47 của Bộ luật Lao động
“; cùng với biện pháp khắc
phục hậu quả là “buộc hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ
cho người lao động
“.

Thứ hai, bạn có quyền tự mình hoàn thành thủ tục chốt sổ bảo
hiểm xã hội theo quy định tại Điều 19, Quyết định 1111/QĐ-BHXH. Theo đó, trong các trường hợp người
lao động ngừng việc, chuyển công tác… thì người lao động có thể tự mình thực hiện việc xác nhận sổ
bảo hiểm xã hội. Hồ sơ gồm có:

– Bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm
việc, thuyên chuyển, nghỉ việc hưởng chế độ hoặc hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc vừa hết thời
hạn.

– Sổ BHXH.

– Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng.

Thứ ba, bạn không thể cùng một lúc có hai sổ bảo hiểm xã hội
ở công ty cũ và công ty mới. Điều 63, Quyết định 1111/QĐ-BHXH quy định về việc xử lý một số tồn tại
trong công tác cấp sổ BHXH, theo đó, “một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH
không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, sau đó hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu,
in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới”.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây