Người đang chấp hành hình phạt tù có được hưởng lương hưu?

0
1307

Hình phạt tù buộc người bị kết án phải cách li khỏi cuộc sống bình thường của xã hội cùng với đó là nhiều quyền lợi của người chấp hành hình phạt sẽ bị hạn chế. Một khía cạnh được đề cập đến trong bài viết là trong trường hợp người chấp hành hình phạt tù là đối tượng đang hưởng lương hưu, thì họ có tiếp tục được hưởng khoản lương này không? 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Hồ Thị Ngọc Ánh – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Điều kiện hưởng lương hưu

Chế độ hưu trí là chế độ chi trả lương hưu cho người lao động đã hết tuổi làm việc theo quy định của pháp luật – nhằm đảm bảo lao động khi về già có chi phí chi trả cho những nhu cầu sống cơ bản và chăm sóc sức khỏe. Đây là một trong những chế độ người lao động được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội.

Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu như sau: “1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu. 2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ. 3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại Khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại Khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác…”.

Ngoài ra Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến lao động như sau: “1. Người lao động quy định tại các Điểm a, b, c, d, g, h và i Khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Đủ tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động; b) Đủ tuổi theo quy định tại Khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước 1.1.2021. c) Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò; d) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao. 2. Người lao động quy định tại Điểm đ và Điểm e Khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định khác; b) Có tuổi thấp hơn tối đa 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1.1.2021; c) Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao. 3. Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động thì được hưởng lương hưu. 4. Điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ”.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: (i) Đủ độ tuổi nghỉ hưu theo lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu từ năm 2021; (ii) Đủ độ tuổi nghỉ hưu theo lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu từ năm 2021 và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên; (iii) Đủ độ tuổi nghỉ hưu theo lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu từ năm 2021 và có đủ 15 năm khai thác than trong hầm lò; (iv) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

Người đang chấp hành hình phạt tù có được hưởng lương hưu?

Khoản 1 Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: “Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng khi thuộc một trong các trường hợp: Xuất cảnh trái phép; bị Tòa án tuyên bố là mất tích; có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật“.

Điều này đồng nghĩa pháp luật hiện hành không quy định người đang chấp hành hình phạt tù thì không được hưởng chế độ hưu trí của bảo hiểm xã hội. Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì tù giam hay được hưởng án treo thì vẫn tiếp tục được hưởng lương hưu, chế độ hưu trí như bình thường.

Khoản 2 Điều 108 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: “Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù bao gồm: a) Sổ bảo hiểm xã hội; b) Đơn đề nghị hưởng lương hưu; c) Giấy ủy quyền làm thủ tục giải quyết chế độ hưu trí và nhận lương hưu đối với người đang chấp hành hình phạt tù; d) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp đối với trường hợp xuất cảnh trái phép; đ) Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với trường hợp người mất tích trở về“.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây