Nghỉ việc không lương: người lao động cần biết

0
1246

Trong quá trình lao động, người lao động có thể phải nghỉ trong những dịp bất thường với lý do việc cá nhân. Thế nhưng, quyền lợi của họ sẽ được đảm bảo như thế nào?

Bài tư vấn pháp luật lao động được thực hiện bởi: Luật gia Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

– Thêm trường hợp nghỉ việc riêng được hưởng nguyên lương

Theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong trường hợp sau đây: Kết hôn: nghỉ 03 ngày; Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày; Cha đẻ, mẹ đẻ chết: nghỉ 03 ngày; Cha nuôi, mẹ nuôi chết: nghỉ 03 ngày; Cha đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày; Cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày; Vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày; Con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

Khi nghỉ việc riêng, người lao động phải thông báo cho người sử dụng lao động biết.

So với Bộ luật Lao động năm 2012 đang được áp dụng, Bộ luật Lao động năm 2019 đã bổ sung thêm những trường hợp nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương như sau: Con nuôi kết hôn; cha nuôi, mẹ nuôi chết; cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết; con nuôi chết.

Theo quy định hiện nay, con nuôi hợp pháp có quyền và nghĩa vụ tương đương với con đẻ. Do đó, việc bổ sung các trường hợp này là thực sự cần thiết.

Như vậy từ 01/01/2021, người lao động sẽ có thêm nhiều trường hợp được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương.

– 4 trường hợp người lao động nghỉ không hưởng lương 

Trên cơ sở kế thừa tinh thần của Bộ luật lao động năm 2012, Bộ luật Lao động năm 2019 tiếp tục quy định người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày khi: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chết; Anh, chị, em ruột chết; Cha hoặc mẹ kết hôn; Anh, chị, em ruột kết hôn.

Khi nghỉ việc không lương trong các trường hợp trên, người lao động bắt buộc phải thông báo cho người sử dụng lao động biết về sự kiện này.

Ngoài ra, người lao động cũng có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. Do đó, người lao động có thể xin nghỉ nhiều hơn số ngày mà luật quy định hoặc xin nghỉ vì những lý do riêng khác nếu người sử dụng lao động đồng ý.

Mặt khác, pháp luật cũng không quy định về tối đa số ngày nghỉ không hưởng lương nên người lao động có thể nghỉ không hưởng lương theo số ngày đã thỏa thuận mà không bị giới hạn, miễn sao được người sử dụng lao động chấp nhận.

– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây