Mức phạt cho doanh nghiệp nếu không trả lương cho người lao động đúng hạn

0
608

Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định nhiều điểm về các vấn đề thời gian trả lương và nợ lương của người lao động. Bài viết sau sẽ làm rõ các vấn đề này.

quyền lợi của lao động
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thời gian trả lương

Theo quy định tại Nghị định số 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số ội dụng của Bộ luật lao động về kỳ hạn trả lương và Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành một số điều về tiền lương của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP cũng được quy định như sau:

“Điều 23. Kỳ hạn trả lương đối với người hưởng lương tháng.

Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.

Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào một thời điểm cố định trong tháng”.

Đồng thời, theo Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thi hành một số điều về tiền lương của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP cũng được quy định:

“Điều 5. Kỳ hạn trả lương đối với người hưởng lương tháng

Kỳ hạn trả lương đối với người hưởng lương tháng theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP được quy định như sau:

Người lao động hưởng lương tháng được trả tháng một lần hoặc nửa tháng một lần và được trả ngay trong tháng mà người lao động làm việc.

Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào một thời điểm cố định trong tháng”.

Thời hạn trả lương được xác định khác nhau tùy vào hình thức trả lương. Người lao động hưởng giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gôp một lần. Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng 1 lần hoặc nửa tháng 1 lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào 1 thời điểm cố định trong tháng. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên, nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

Thời hạn trả lương được ghi trong hợp đồng hoặc trong quy chế trả lương, quy chế tiền lương của người sử dụng lao động. Việc thực hiện đúng kỳ hạn trả lương có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động bởi nó gắn với kế hoạch chi tiêu tài chính của bản thân và gia đình người lao động và phương án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh thu chi tài chính, việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người sử dụng lao động và của người lao động

Như vậy,thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào một thời điểm cố định trong tháng .Thời hạn trả lương tuỳ vào tính chất công việc và hình thức trả lương mà người sử dụng lao động đã lựa chọn.Người sử dụng lao động phải tôn trọng và trả lương cho người lao động đúng thời hạn mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc theo đúng thời hạn người sử dụng lao động đã quy định phù hợp với quy định của pháp luật.

Mức phạt nếu không trả lương cho người lao động đúng hạn

Nếu trong trường hợp người sử dụng lao động không trả lương đúng kỳ hạn, để bảo vệ quyền lợi của mình thì người lao động có quyền làm đơn khiếu nại lên các cơ qua có thẩm quyền. Và người sử dụng lao động có nếu vi phạm thì sẽ bị xử phạt Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định số  88/2015/NĐ-CP thì:

Điều 16. Vi phạm quy định về tiền lương

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

(i) Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng;

(ii) Không lập sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

(iii) Khi thay đổi hình thức trả lương, người sử dụng lao động không thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện;

(iv) Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động;

(v) Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;

(vi) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng.

Căn cứ theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP

Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đòi hỏi đã qua đào tạo, học nghề theo quy định của pháp luật; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:

(i) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

(ii) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

(iii) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

(iv) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

(v) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:

(i) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

(ii) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

(iii) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

Như vậy, doanh nghiệp trả lương không đúng hạn cho người lao động là vi phạm pháp luật, hành vi này sẽ bị xử phạt số lao động mà công ty vi phạm.

Tóm lại, đối với người lao động tiền lương có ý nghĩa rất quan trọng. Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động thông qua sự thoả thuận giữa người có sức lao động và người sử dụng người lao động. Để bù đắp phần hao phí lao động đó họ cần có một lượng nhất định các vật phẩm tiêu dùng cho nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại… và người sử dụng lao động phải đáp ứng nhu cầu đó đúng mức hao phí mà người lao động đã bỏ ra thông qua tiền lương.

Do đó sức lao động có thể là hàng hoá phụ thuộc vào sự biến động cung cầu và chất lượng hàng hoá sức lao động trên thị trường tức là chịu sự chi phối của các quy luật giá trị đóng vai trò chủ đạo. Tiền lương đảm bảo cho người lao động có thể tái sản xuất lao động để họ có thể tham gia vào quá trình tái sản xuất tiếp theo. Vì vậy, tiền lương bao gồm nhiều yếu tố cấu thành, để thu nhập là nguồn sống chủ yếu của bản thân người lao động và của gia đình họ.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây