Mối quan hệ giữa tranh chấp lao động tập thể và đình công

0
1447

 

Mối
quan hệ giữa tranh chấp lao động tập thể và đình công. Bài tập học kỳ Luật Lao động Việt Nam
9 điểm.


ĐỀ BÀI

1. Nêu mối quan hệ giữa tranh chấp lao động tập thể và đình
công?

2. Năm 2005, bà B được công ty thức ăn chăn nuôi HK ( có trụ sở đóng tại
huyện N, tỉnh Hải Dương) tuyển dụng hợp đồng lao động vào làm việc tại công ty với thời hạn 1 năm,
công việc đảm nhiệm là bác sỹ và nhân viên hành chính. Hết thời hạn hợp đồng, hai bên tiếp tục kí
lại hợp đồng với thời hạn 1 năm. Đến năm 2007 thì hai bên kí hợp đồng lao động không xác định thời
hạn, công việc mà bà B đang đảm nhiệm vẫn là bác sỹ và nhân viên hành chính, mức lương mà bà B được
hưởng là 5 triệu đồng/tháng.

Ngày 16 tháng 12 năm 2008, Tổng Giám đốc công ty HK ra quyết định số 34 chấm
dứt hợp đồng với bà B kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2009 với lý do bà B thường xuyên không hoàn thành
nhiệm vụ cũng như không thực hiện khám sức khỏe định kì cho người lao động, không kiểm tra việc an
toàn thực phẩm trong công ty.

Không đồng ý với quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của công ty HK nên bà
B đã làm đơn khiếu nại đến công ty HK và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương. Nhận
thấy việc chấm dứt hợp đồng của mình là trái pháp luật nên ngày 28 tháng 3 năm 2009 công ty HK có
thông báo 260 gửi cho bà B với nội dung thừa nhận việc chấm dứt hợp đồng lao động với bà B là trái
pháp luật  và mời bà B trở lại tiếp tục làm việc theo hợp đồng đã kí.

Tuy nhiên, bà B không đến công ty làm việc và vẫn tiếp tục gửi đơn đến TA
yêu cầu tuyên quyết định số 34 là trái pháp luật, yêu cầu công ty HK phải nhận bà trở lại làm việc,
bồi thường cho bà toàn bộ tiền lương trong thời gian bà không được làm việc cộng với 2 tháng lương.
Tổng cộng tất cả là 480 triệu đồng.

Phía công ty HK cho rằng không phải công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động trái pháp luật mà chính bà B đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp
luật.

HỎI:

a/ TA nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên?

b/ Theo anh (chị) trong tình huống trên công ty HK có đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động với bà B không? Tại sao?

c/ Với tất cả các tình tiết nêu trên, anh (chị) cho biết hướng giải quyết vụ
việc?

d/ Hãy tư vấn cho công ty phương án chấm dứt HĐLĐ hợp pháp với bà
B.

BÀI LÀM

A. Đặt vấn đề

Chấm dứt hợp đồng lao động là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động có
tổ chức. Do sự kiện chấm dứt hợp đồng lao động có liên quan tới các vấn đề kinh tế và xã hội nên
chế định pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động có vị trí quan trọng nhất trong ngành Luật lao
động hiện nay. Bảo vệ người lao động chống lại tình trạng bị sa thải hay bị đơn phương chấm dứt hợp
đồng một cách tùy tiện là yêu cầu cấp thiết và là mối quan tâm hàng đầu của đa số các nước trên thế
giới. Trong khuôn khổ bài tập lớn học kỳ, em xin được đi tìm hiểu về mối quan hệ giữa tranh chấp
lao động tập thể và đình công và giải quyết tình huống có liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao
động.

 

Lưu ý: Thư mục bài tập luật là thư mục đăng tải các
bài viết, quan điểm pháp lý của sinh viên luật đang còn trên ghế nhà trường. Các quan điểm pháp lý
nêu trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và chủ yếu phục vụ cho mục đích nghiên cứu – học
tập về pháp luật trên ghế nhà trường. Đề nghị quý khách hàng không coi đây là ý kiến chính thức của
các Luật sư để giải quyết vấn đề trên thực tế!

Để được các Luật sự tư vấn miễn phí, quý khách hàng vui lòng
liên hệ Hotline: 1900.6198 để được tư vấn – hỗ trợ nhanh nhất! 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây