Lao động nữ bị phân biệt đối xử

0
1236
Dù pháp luật có quy định đối xử công bằng
với tất cả người lao động nhưng thực tế thì thu nhập của lao động nữ vẫn thấp hơn lao động nam từ
15% đến 30%.


Dù pháp
luật có quy định đối xử công bằng với tất cả người lao động nhưng thực tế thì thu nhập của lao động
nữ vẫn thấp hơn lao động nam từ 15% đến 30%. Thực tế thì lao động nữ vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi
hơn so với lao động nam, mặc dù tiền lương bằng nhau nhưng tiền thưởng lại khác nhau. Lao động nữ
còn phải thực hiện thiên chức làm mẹ, rồi phải nghỉ việc chăm lo cho gia đình, chăm con ốm đau,
bệnh tật. Vì vậy, khi doanh nghiệp có lao động nữ nghỉ thai sản thì họ thiếu người lao động và phải
tuyển them lao động mới, mất thời gian đào tạo, bố trí công việc phù hợp và khó xử khi người lao
động cũ quay trở lại làm việc. Đó chính là lý do nhiều doanh nghiệp e ngại trong việc sử dụng lao
động nữ.

Pháp luật quy định phải có sự đối xử công bằng nhưng ở Việt Nam, nhìn lao
động nữ các doanh nghiệp nghĩ ngay đến việc nghỉ thai sản 6 tháng. Nhiều khi họ chấp nhận tuyển một
lao động nam khả năng kém hơn một chút, trình độ thấp hơn một chút nhưng họ sẽ có thời gian ổn định
khi đi làm hơn so với lao động nữ.

Không chỉ bị phân biệt đối xử, lao động nữ còn chịu nhiều sức ép từ nhiều
phía. Chẳng hạn vẫn con tình trạng lao động nữ phải làm việc trong môi trường độc hại, thường xuyên
bị bạo lực về tinh thần như mắng chửi, xúc phạm. Thậm chí nhiều người còn bị lạm dụng tình dục nơi
công sở như bị bắt ép đi tiếp khách với sếp. Về nhà, phụ nữ còn có thể bị áp lực từ chồng con, họ
chấp nhận thua thiệt hơn chồng mình để ở nhà chăm con, lo cho gia đình, bởi lẽ người chồng không
muốn một người vợ tài giỏi, có thu nhập và địa vị cao hơn mình.

Bình đẳng có nghĩa là bắt đầu cuộc chạy đua, ai có sức chạy nhanh thì về đến
đích. Bình đẳng có nghĩa là phải tạo điều kiện cho lao động nữ được làm việc được cống hiến ngang
bằng với nam giới. Chính vì vậy, các doanh nghiệp không nên có sự phân biệt đối xử giữa lao động nữ
và lao động nam, nhằm bảo đảm sự công bằng trong lĩnh vực lao động

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây