Làm việc bao lâu thì được tăng lương?

0
1777

Làm việc bao nhiêu lâu thì được tăng lương? Đây có lẽ chính là câu hỏi mà rất nhiều người lao động quan tâm. Qua bài viết này, hãy cùng chúng tôi trả lời nhé!

Hiệu lực của nội quy
        Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Làm việc bao lâu thì được tăng lương?

Để tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi “Làm bao nhiêu lâu thì được tăng lương?”, trước hết chúng ta cùng tìm hiểu các quy định của pháp luật về nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương vì thang lương, bảng lương chính là căn cứ để thực hiện việc nâng lương cho người lao động.

Cụ thể, pháp luật có quy định về nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương tại Điều 7 Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2013 như sau:

(i) Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.

(ii) Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.

(iii) Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:

Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

(iv) Khi xây dựng và áp dụng thang lương, bảng lương phải bảo đảm bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn đối với người lao động, đồng thời phải xây dựng tiêu chuẩn để xếp lương, điều kiện nâng bậc lương.

(v) Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.

(vi) Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương phải báo cáo chủ sở hữu cho ý kiến trước khi thực hiện; đối với công ty mẹ – Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của Tổng công ty hạng đặc biệt đồng thời gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để theo dõi, giám sát.”

Trong những nguyên tắc trên, cần lưu ý một số điểm quan trong như nguyên tắc mức lương tối thiểu vùng phải được đảm bảo; mức chênh lêch tối thiệu giữa 2 bậc lương liên tiếp hay mức lương đối với lao động có trình độ. Cụ thể:

Với mức lương tối thiểu vùng, vấn đề này được quy định tại Nghị định số 157/2018/NĐ-CP với những mức quy định chi tiết. Ví dụ: đối với vùng I là 4.128.000đ/tháng

Với mức chênh lêch tối thiệu giữa 2 bậc lương liên tiếp. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.

Với người lao động có đào tạo Mức lương thấp nhất phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Ngoài những nguyên tắc, có thể thấy pháp luật không quy định rõ ràng bao lâu doanh nghiệp phải tăng lương cho người lao động một lần. Tuy nhiên để người lao động gắn bó với công ty lâu dài, thông thường các doanh nghiệp thường tăng lương 1 năm/ 1 lần do thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và đại diện của tập thể người lao động được ghi rõ trong Biên bản thỏa thuận khi lập thang bảng lương.

Hoặc đối với những người lao động có thành tích lao động tốt, người sử dụng lao động cũng sẽ có chính sách tăng lương để khuyến khích do đó cách tốt nhất để được nhanh chóng tăng lương chính là việc nỗ lực phần đấu hơn nữa trong công việc.

Hy vọng bài viết trên không những giải đáp được thắc mắc của các bạn mà còn là động lực để các bạn nỗ lực hơn nữa trong công việc.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây