Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị ốm đau quy định thế nào?

0
1236

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Đơn vị tôi có trường hợp Người lao động bị ốm đau nhưng không phải thuộc danh mục bệnh chữa trị dài ngày; Vậy khi gười lao động nghỉ hết chế độ nghỉ ốm đau, nghỉ phép, nghỉ việc riêng không hưởng lương mà sức khỏe vẫn còn yếu chưa đi làm được thì phải giải quyết như thế nào cho đúng với quy định của pháp luật lao động; Đề nghị Qúy Công ty giải đáp trả lời để đơn vị có hướng giải quyết với người lao động, xin trân trọng cảm ơn!

Trả lời tư
vấn:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn
đến Công ty Luật V-Law, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng
tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, người lao động bị ốm đau không thuộc
trường hợp bệnh dài ngày, đã nghỉ hết số ngày ốm đau và ngày phép. Trường hợp này, phải tùy thuộc
vào nhu cầu của công ty có muốn tiếp tục sử dụng lao động này nữa hay không và người lao động đã
nghỉ bao lâu. Nếu công ty tạo điều kiện cho người lao động nghỉ việc ở nhà chăm sóc sức khỏe thì
hai bên có thể thỏa thuận thêm về thời gian nghỉ không hưởng lương.  Thời gian nghỉ không
hưởng lương do hai bên thỏa thuận, không bị giới hạn bởi mức tối đa.

Trường hợp công ty không muốn tiếp tục sử dụng người lao động,
người lao động đã nghỉ việc quá lâu nhưng sức khỏe không thể tiếp tục đi làm thì đơn vị có thể đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải tuân thủ thời gian báo trước theo quy định tại Điều 38
Bộ luật lao động. Cụ thể:

Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người
sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo
hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên
tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên
tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp
đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất
định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động
được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác
theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn
buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn
quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao
động phải báo cho người lao động biết trước:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định
thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời
hạn;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại
điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định
có thời hạn dưới 12 tháng.

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ, tư vấn thêm bạn vui
lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến qua điện thoại, bằng cách Gọi 1900.6198
để được giải đáp:

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây