Đối tượng hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng

0
1346

Đối tượng hưởng trợ cấp mất sức lao động
hàng tháng. Mức hưởng trợ cấp mất sức lao động.


Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư, cho tôi hỏi, ba tôi năm nay 55 tuổi,
trước đây làm nghề chạy xe ôm, cách đây 5 năm ông bị bệnh tai biến, bị liệt nữa người nhưng vẫn có
thể đi lại chậm chậm được, và cách đây vài ngày thì khi đi tái khám ở bệnh viện được bác sĩ chuẩn
đoán bệnh ung thư máu mãn tính, vậy ba tôi có thuộc diện được hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng
tháng không ạ? Và theo tôi biết nếu được hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng thì ba tôi sẽ
được BHYT chi trả 95% chi phí điều trị bệnh, nên tôi thực sự mong luật sư giải đáp thắc mắc này cho
tôi. Tôi cảm ơn?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình
đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của Công
ty
LUẬT V-Law. Với thắc mắc của bạn,
Công ty LUẬT V-Law xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

1. Luật sư tư
vấn:

Bạn chưa nói rõ bạn trước đây bố bạn
có làm việc tại đâu.

* Trường hợp 1: Theo quy định Luật bảo hiểm xã
hội 2014 không có quy định liên quan đến chế độ mất sức lao động, chỉ có suy giảm khả năng lao động
do bị tai nạn lao động. Tuy nhiên, chế độ tai nạn lao động này do Bảo hiểm xã hội chi trả khi bố
anh tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nếu bố anh có tham gia làm việc tại 01 đơn vị nhất định, đảm
bảo các điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động quy định tại Điều 43 Luật bảo hiểm xã hội
2014 thì bố anh sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động.

* Trường hợp 2: Nếu trước đây bố anh là công nhân,
viên chức nghỉ việc do mất sức lao động, chế độ mất sức lao động quy định như
sau:

** Đối tượng hưởng trợ cấp mất sức lao động quy định
tại Điều 1, Điều 2 Quyết định 60-HĐBT bao gồm:

– Từ nay tất cả công nhân viên chức nghỉ việc
vì mất sức lao động theo quy định tại điều 14 Nghị định 236-HĐBT ngày 18-9-1985 của Hội
đồng Bộ trưởng được hưởng trợ cấp hàng tháng bằng ½ thời gian công tác đã quy
đổi.

– Những đối tượng đặc biệt sau đây, sau khi đã
hết hạn trợ cấp theo quy định ở Điều 1, được tiếp tục trợ cấp mất sức lao động hàng
tháng:

+ Anh hùng lao động, Anh hùng Lực lượng vũ
trang.

+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương
binh được xếp hạng thương tật.

+ Những người bị tai nạn lao động hoặc bệnh
nghề nghiệp được xếp hạng thương tật.

+ Những người bị mất sức lao động từ 81% trở
lên.

+ Những người khi về nghỉ việc đã hết tuổi
lao động (năm đủ 60, nữ đủ 55 tuổi).

+ Những người không nơi nương tựa và không có
nguồn thu nhập.

+ Đối với những người đang hưởng trợ cấp mất
sức lao động hàng tháng trước ngày ban hành Quyết định số 176-HĐBT ngày 9/10/1989 của
Hội đồng Bộ trưởng thì ngoài những đối tượng nói trên, nếu thuộc diện dưới đây cũng
tiếp tục được hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng:

+ Người có đủ 5 năm công tác thực tế ở các
chiến trường B, K, C ở biên giới, đảo xa, vùng có nhiều khó khăn gian
khổ.

+ Những người có đủ 25 năm công tác quy
đổi trở lên.

+ Những người tính đến ngày 01 tháng 01 năm
1990 đã hết tuổi lao động.

+ Những người đang hưởng trợ cấp mất sức lao
động không thuộc đối tượng đặc biệt quy định tại Điều 2, nếu đã hết thời hạn hưởng
trợ cấp thì sẽ thôi hưởng trợ cấp từ ngày 01 tháng 7 năm 1990.

Thủ tướng chính phủ về việc bổ sung đối
tượng hưởng trợ cấp mất sức lao động dài hạn; trợ cấp thêm đối với người hưu trí cô
đơn và công nhân viên chức là quân nhân chuyên ngành về hưu quy định: Bổ sung đối tượng
trợ cấp mất sức lao động dài hạn là những người nghỉ việc, đã hoặc đang được hưởng
trợ cấp mất sức lao động nếu có thời gian công tác đủ 20 năm trở lên (không tính quy
đổi theo hệ số).

Quyết định số 613/QĐ-TTg quy định việc
trợ cấp hàng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế
đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động quy định:

Quyết định này quy định trợ cấp
hàng tháng, chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng phí đối với người hưởng trợ
cấp mất sức lao động hàng tháng đã hết hạn hưởng trợ cấp, không thuộc diện được
tiếp tục hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định tại Quyết định
60/HĐBT ngày 01 tháng 03 năm 1990 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ), Quyết định
812/TTg ngày 12 tháng 12 năm 1995 của Thủ tướng chính phủ mà có thời gian công tác thực
tế tử đủ 15 năm đến dưới 20 năm.”

* Điều kiện hưởng trợ cấp hàng
tháng:

– Đối tượng quy định tại Điều 1 Quyết định
này khi hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) thì được hưởng trợ cấp
hàng tháng.

– Những người thuộc diện trên mà hết tuổi lao
động trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành thì được hưởng trợ cấp kể từ
ngày 01 tháng 5 năm 2010.

Như vậy, nếu bố bạn trước đây là công nhân, viên
chức nghỉ việc do mất sức lao động thuộc đối tượng như trên thì bố bạn sẽ được hưởng trợ cấp mất
sức lao động theo quy định pháp luật.

Nếu bố bạn không làm việc tại bất kỳ đơn vị
nào? Trước đây cũng không nghỉ việc do mất sức lao động thì bố bạn không thuộc đối tượng hưởng
trợ cấp mất sức lao động theo quy định tại Quyết định 60-HĐBT, Quyết định
812/TTg; chế độ tai nạn lao động theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây